PGS.TS Đinh Xuân Thắng (2007) Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Viện Môi trường và Tài Nguyên IER, Giáo trình ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, tr

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 32)

clorofoc, metyl bromua… được dùng trong tủ lạnh, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại v.v…

Ước tính hàng năm có khoảng 788.000 tấn CFH3 (Clo- ro Cac-bon) thải vào môi trường19, chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi. Suy thoái tầng ôzôn đã trở thành vấn đề cấp bách và đáng lo ngại đối với toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đầu năm 1987, 27 nước đã ký công ước Viên về việc bảo vệ tầng ôzôn. Những nước công nghiệp phát triển nhất đã cam kết giảm dần và tiến đến chấm dứt việc sử dụng, sản xuất và thải bỏ các chất gây hại cho tầng Ôzôn vào năm 2000. Đó thực sự là một quyết định đúng đắn và cần thiết. Song cho đến nay, sự giảm độ dày của tầng ôzôn vẫn đang là vấn đề đáng quan tâm và lo lắng của nhân loại và hậu quả tiêu cực của nó vẫn chưa thể chấm dứt ngay được.

1.3.1.3. Hiệu ứng nhà kính

19PGS. TS Đinh Xuân Thắng (2007) Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Viện Môi trường và Tài Nguyên IER, Giáo trình ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 35 Nguyên IER, Giáo trình ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 35

Trái đất và khí quyển giống như là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái đất tăng lên được gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng quá nhiều các nguyên liệu hóa thạch, do sự giảm sút diện tích rừng…, trong khi lượng khí độc hại như CO2, CH4, CFC3 bị thải vào khí quyển ngày càng nhiều.

Trong thế kỉ 20, nhiệt độ của trái đất tăng lên từ 0,3ºC đến 0,7ºC so với thế kỷ trước. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lượng khí CO2 tăng lên hai lần thì nhiệt độ trái đất tăng từ 1,5ºC đến 4,5ºC20. Khi nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên, một phần nhiệt độ của trái đất bốc lên gặp khí CO2 sẽ phản chiếu trở lại đốt nóng trái đất.Nhiệt độ của trái đất tăng lên sẽ làm tan khối lượng băng khổng lồ ở hai cực và làm cho mực nước biển dâng lên. Mực nước biển dâng lên là nguy cơ đe dọa rất nhiều quốc gia và đời sống của hàng triệu dân trên thế giới.

20Đặng Mạnh Đoàn,Trần Thị Diệu Hằng, Phan Ban Mai (2009), Viện Khoa học Khí Tượng - Thuỷ Văn và Môi Trường, Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 32)