Các giải pháp cụ thể nhằm vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán ngân hàng

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 100)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán ngân hàng

trong lĩnh vực kế toán ngân hàng

3.2.2.1. Phát triển thị trường các công cụ tài chắnh

Để có thể áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là CMKTQT về công cụ tài chắnh, trước hết Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng một thị trường hàng hóa công cụ tài chắnh đầy đủ, hiệu quả để làm cơ sở cho việc kế toán theo CMKTQT. Một số vấn đề cốt lõi của các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chắnh là: ghi nhận giá trị của công cụ tài chắnh theo giá trị hợp lý; xác định chi phắ phân bổ theo phương pháp lãi suất thực; và giảm giá trị công cụ tài chắnh. Để có thể xác định và kế toán các công cụ tài chắnh theo giá trị hợp lý, giá trị thị trường, đánh giá giảm giá trị hay thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp lãi suất thực đòi hỏi phải có một thị trường mua bán các công cụ tài chắnh phát triển đầy đủ, ổn định, hiện đại và hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Thị trường này có đầy đủ, đa dạng các sản phẩm hàng hóa về công cụ tài chắnh, các nghiệp vụ, loại hình giao dịch; các sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường có chất lượng tốt. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có các thuận lợi như sau:

- Có cơ hội lựa chọn và đầu tư, kinh doanh các sản phẩm tài chắnh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tài chắnh cao nhất, trong đó bao gồm các nghiệp vụ đầu tư kinh doanh và phòng ngừa rủi ro. Với một thị trường phát triển đầy

đủ, hiện đại cũng là môi trường kinh doanh lành mạnh cho các ngân hàng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm về công cụ tài chắnh phái sinh, hiểu rõ lợi ắch và rủi ro khi tham gia vào thị trường.

- Có hệ thống cơ sở tham chiếu giá thị trường có thể tin cậy được đối với các công cụ tài chắnh nhằm thực hiện kế toán theo giá trị hợp lý, đánh giá giảm giá trị và kế toán theo phương pháp lãi suất thực. Đối với việc kiểm soát rủi ro tắn dụng, với sự tham gia phổ biến và đồng bộ của các đơn vị định giá và xếp hạng tắn dụng độc lập để có thể cung cấp các thông tin về giá trị thị trường ước tắnh của doanh nghiệp cho các TCTD trong quá tŕnh xem xét giá trị hợp lý của doanh nghiệp hoặc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo.

Để đẩy mạnh phát triển thị trường các công cụ tài chắnh, Chắnh phủ và các doanh nghiệp cần phối hợp để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đã nêu tại Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 và Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 Ờ 2020 của Chắnh phủ.

3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ về công cụ tài chắnh

Hiện nay, do thị trường các công cụ tài chắnh chưa phát triển mạnh nên các quy định về cơ chế nghiệp vụ đối với các giao dịch công cụ tài chắnh phái sinh còn rất ắt và mới cho phép một số các ngân hàng thương mại tham gia thực hiện. Điều đó, đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng; đồng thời cũng tạo ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng thương mại tham gia do khung pháp lý về nghiệp vụ chưa đầy đủ, cơ chế hoạt động chưa rõ ràng. Vì vậy, song song với quá trình phát triển của thị trường các công cụ tài chắnh, Bộ Tài chắnh và NHNN cũng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về cơ chế nghiệp vụ đối với các giao dịch các công cụ tài chắnh, nhất là đối với

công cụ tài chắnh phái sinh. Đồng thời, cũng xây dựng các điều kiện về năng lực kinh doanh, năng lực tài chắnh, điều kiện về công nghệ, Ầcủa các NHTM khi tham gia vào thị trường các công cụ tài chắnh phái sinh để mở rộng các thành phần tham gia thị trường. Với quy định khung như vậy có thể khuyến khắch các NHTM đầu tư về nhân lực, công nghệ để hoạt động trên thị trường tài chắnh. Mặt khác, một hệ thống cơ chế nghiệp vụ đầy đủ, minh bạch cũng là căn cứ để xây dựng các phương pháp hạch toán kế toán. Một số đề xuất cụ thể về hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ:

+ Bổ sung quy định về nghiệp vụ mua bán nợ, nghiệp vụ phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác đầu tư, nghiệp vụ phái sinh, v,vẦ

+ NHNN nghiên cứu, bổ sung các quy định về nghiệp vụ đối với: nghiệp vụ phái sinh mới đã thực hiện như phái sinh đi kèm, tắn dụng phái sinhẦ; hoặc các nghiệp vụ phái sinh có thể xuất hiện trong tương lai gần theo nhu cầu thị trường như phái sinh chỉ số chứng khoán.

+ Đối với nghiệp vụ tắn dụng: cần thay đổi phương pháp ghi nhận khoản vay, tắnh toán dự phòng rủi ro cụ thể theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS39/IFRS9. Xác định giá trị hợp lý của khoản vay bằng phương pháp chiết khấu luồng tiền trong tương lai theo lãi suất thực tế của khoản vay.

+ Xây dựng cơ chế giá của các công cụ tài chắnh phù hợp theo quy luật hoạt động của thị trường. Hiện nay, đối với một số nghiệp vụ phái sinh, giá cả còn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN như: giá của hợp đồng hối đoái kỳ hạn được xác định giá dựa trên tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất đi vay và huy động dựa trên cơ sở tỷ giá quy định và lãi suất cơ bản của NHNN. Vì vậy, theo quy định này, giá của hợp đồng kỳ hạn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định của NHNN thay vì được điều tiết theo cung cầu sản phẩm của thị trường.

+ Đối với công cụ tài chắnh phái sinh như giao dịch hoán đổi lãi suất, ngân hàng cần thiết lập các biện pháp bảo đảm thắch hợp nhằm phòng ngừa rủi ro khi khách hàng không thanh toán hoặc không thanh toán đúng hạn, hoặc không thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, các yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch tài chắnh phái sinh sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư tuân thủ hợp đồng mỗi khi có biến động cao về giá cả, tỷ giá, lãi suất là rất quan trọng nhằm: tăng khả năng thực hiện hợp đồng của các bên tham gia ngay cả khi có biến động bất lợi về tỷ giá; giảm thiểu các rủi ro cho NHTM khi khách hàng không thực hiện hợp đồng. Vì vậy, NHNN cần nghiên cứu, đưa ra các điều kiện cần thiết về vốn và các yêu cầu về quản trị rủi ro, quản lư thanh khoản đối với các NHTM khi tham gia vào nghiệp vụ phái sinh. Trên thị trường quốc tế, tỷ lệ đảm bảo tối thiểu đối với giao dịch phái sinh khoảng 5% [14]

+ Đối với hợp đồng quyền chọn: cần quy định về giới hạn và giá mua đối với hợp đồng quyền chọn nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bóp méo, ngăn chặn các nhà đầu cơ trên thị trường phái sinh vì hợp đồng quyền chọn có tắnh đầu cơ rất cao. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hay đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và bán. Vì vậy, để hạn chế việc tham gia của các nhà đầu cơ vào thị trường, gây ảnh hưởng không tốt tới tắnh ổn định tài chắnh, NHNN có thể đưa ra tỷ giá trần/ sàn đối với hợp đồng quyền chọn. Nếu tỷ giá vượt qua mức giá này thì hợp đồng quyền chọn không còn có giá trị.

+ Hiện nay, NHNN chỉ mới cho thực hiện thắ điểm một số giao dịch phái sinh tại một số ngân hàng. Điều này, tạo ra môi trường cạnh tranh không cân bằng giữa các ngân hàng vì giao dịch phái sinh được thực hiện bởi một số ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng này có vị thế cao hơn trên thị trường quốc tế so với các ngân hàng khác. Chắnh vì vậy, NHNN cần tạo ra thị trường phát triển, cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, thiết lập khung quản lý chung

bằng cách cho phép các ngân hàng có đủ điều kiện về vốn, quản trị rủi ro tài chắnh, thanh khoản có thể cung cấp sản phẩm phái sinh cho nhà đầu tư.

3.2.2.3. Về trình độ công nghệ thông tin ngân hàng

Trình độ công nghệ thông tin của các NHTM là một yêu cầu tiên quyết trong việc áp dụng các CMKTQT. Việc kế toán các giao dịch về công cụ tài chắnh theo giá trị hợp lý và lãi suất thực cũng như các yêu cầu khác về tắnh kịp thời, chắnh xác của thông tin kế toán theo yêu cầu của CMKTQT đòi hỏi hệ thống phần mềm NHTM phải rất tiên tiến, hiện đại. Do vậy, các yêu cầu về trình độ công nghệ của các NHTM khi tham gia vào thị trường các công cụ tài chắnh phái sinh cũng cần được nghiên cứu, xem xét và cụ thể hóa trong các quy định của NHNN để hạn chế các rủi ro có thể phái sinh.

3.2.2.4. Hoàn thiện Luật Kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

a. Luật Kế toán

Luật Kế toán hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác kế toán, quản trị tài chắnh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế như tài chắnh ngân hàng. Mặt khác, tại Việt Nam, Luật Kế toán có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán nên nó chi phối các quy định của các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chế độ kế toán cho các loại hình doanh nghiệp cụ thể. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề khác biệt căn bản hiện nay giữa các quy định về kế toán của Việt Nam và các chuẩn mực/ thông lệ kế toán quốc tế, Luật Kế toán cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng:

- Do các lĩnh vực, các loại hình doanh nghiệp có trình độ phát triển không đồng đều nên khi đưa ra các quy định cần xét đến tắnh đặc thù của các loại hình doanh nghiệp hoặc ngành/ lĩnh vực. Đối với lĩnh vực ngân hàng cần

có một số quy định riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM nhất là trong quan hệ thanh toán quốc tế, tối thiểu bao gồm:

+ Về dịch sang tiếng Việt các chứng từ bằng tiếng nước ngoài để làm chứng từ kế toán: Đối với các chứng từ có quy định mẫu thống nhất, các NHTM phải dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt mẫu chứng từ này và sử dụng bản dịch này trong tất cả các giao dịch. Đối với các chứng từ không quy định mẫu thống nhất, cho phép các NHTM có thể chỉ dịch tóm tắt các nội dung cơ bản của chứng từ, không nhất thiết phải dịch toàn bộ chứng từ giao dịch.

+ Về việc in và lưu trữ chứng từ điện tử: Đối với các chứng từ điện tử đảm bảo được các điều kiện quy định tại Điều 15, Luật Giao dịch điện tử và có thể in ra giấy tại bất kỳ thời điểm nào thì cho phép các NHTM được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử.

+ Về sử dụng chữ số trong kế toán: cho phép các NHTM có thể sử dụng chữ số, viết theo thông lệ quốc tế trong kế toán.

- Luật Kế toán và Chuẩn mực chung VAS 01 cần cho phép sử dụng các nguyên tắc giá gốc và giá trị hợp lý trong hạch toán kế toán, sử dụng phương pháp lãi suất thực trong tắnh toán chi phắ phân bổ với các điều kiện nhất định như: về loại giao dịch áp dụng (giá trị hợp lý đối với chứng khoán niêm yết), điều kiện thị trường, điều kiện về trình độ công nghệẦ

- Phân định rõ trách nhiệm của Bộ Tài chắnh và NHNN trong quản lý Nhà nước về kế toán đối với ngành Ngân hàng. Tức là cụ thể hóa quy định tại Điều 60 của Luật Kế toán về cơ quan quản lý nhà nước về kế toán. Do ngân hàng là một trong những ngành hoạt động có quy mô lớn và ngày càng phức tạp trong sản phẩm, nghiệp vụ. Do đó, việc xây dựng chế độ kế toán trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ cần hiểu biết về chế độ kế toán nói chung mà còn phải am hiểu quy trình, bản chất nghiệp vụ cũng như khả năng của hệ

thống công nghệ thông tin. Trong bối cảnh hiện nay, việc để NHNN chủ trì nghiên cứu, ban hành chế độ kế toán cho ngành ngân hàng là phù hợp. Đối với việc ban hành các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chắnh, Bộ Tài chắnh cần phối hợp chặt chẽ với NHNN nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa các yêu cầu kế toán với cơ chế nghiệp vụ.

b. Hoàn thiện Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trên cơ sở Luật Kế toán được sửa đổi, Bộ Tài chắnh cũng cần nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực về CCTC tương đồng với các CMKTQT, trong đó phải có định hướng và xác định lộ trình áp dụng đối với các chuẩn mực trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường Việt Nam. Cụ thể:

- Về nội dung chuẩn mực: Hiện nay, các chuẩn mực IAS 32, IAS 39 đã được sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ nên để ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về CCTC cần dựa trên việc nghiên cứu các nội dung của chuẩn mực IAS 32, IFRS7, IFRS9, IFRS13 nhằm đảm bảo tắnh phù hợp với các quy định của IASB cũng như phù hợp với sự áp dụng CMKTQT của các quốc gia khác.

- Xác định lộ trình áp dụng của từng chuẩn mực phù hợp với trình độ phát triển của thị trường tài chắnh Việt Nam và năng lực công nghệ, con người của các doanh nghiệp nói chung, NHTM nói riêng. Theo đó:

(i) Đối với các chuẩn mực về công cụ tài chắnh: cần thực hiện theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1(2013 - 2014): Nghiên cứu nội dung các chuẩn mực IFRS 7, IFRS 9, IFRS 13 và xem xét các điều kiện về cơ sở thị trường, về trình độ công nghệ để đánh giá khả năng áp dụng các chuẩn mực này. Đồng thời, có sự khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng các chuẩn mực tại các nước phát triển và các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế có đặc điểm tương đồng với nền kinh tế Việt Nam.

Giai đoạn 2 (2014 Ờ 2015): Ban hành các chuẩn mực tương đồng với IFRS 7, IFRS 9 để giới thiệu các khái niệm về tài sản tài chắnh, các yêu cầu khi phân loại công cụ tài chắnh, các yêu cầu về đo lường giá trị tài sản tài chắnh và công nợ tài chắnh; khái niệm và các yêu cầu về giá trị hợp lý, lãi suất thực và giảm giá trị nhằm giúp cán bộ kế toán làm quen và hiểu về các chuẩn mực cũng như các khái niệm cơ bản. Đối với các khoản cho vay và phải thu, các CMKTVN cần đưa ra định nghĩa về các khoản cho vay theo đúng IFRS 9 (định nghĩa bao quát theo bản chất chứ không theo tên gọi của nghiệp vụ) nhằm tránh các trường hợp ký các hợp đồng có bản chất là cho vay nhưng dưới hình thức khác.

Đồng thời, giai đoạn này cũng là thời gian để các NHTM chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, con người nhằm áp dụng các chuẩn mực này vào công tác kế toán.

Giai đoạn 3 (sau năm 2015): Thực hiện áp dụng các chuẩn mực vào công tác kế toán của NHTM. Tùy thuộc điều kiện phát triển về thị trường các công cụ tài chắnh mà có thể có lộ trình áp dụng riêng cho từng nghiệp vụ công cụ tài chắnh. Vắ dụ:

+ Chuẩn mực về trình bày và công bố về CCTC: Áp dụng từ năm 2015; + Chuẩn mực về đo lường và ghi nhận CCTC: Áp dụng từ năm 2015 đối với các nghiệp vụ tắn dụng, kinh doanh và đầu tư chứng khoán,ẦĐối với nghiệp vụ phái sinh có thể áp dụng sau tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển của

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w