- Hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng giá trị hợp lý làm cơ
3.3.1. Đối với Bộ Tài chắnh
- Cần khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Kế toán và ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đồng với các chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo khung pháp lý chung, nền tảng, bao trùm tất các các nghiệp vụ kinh tế tài chắnh về CCTC, công cụ tài chắnh phái sinh để các đơn vị kế toán mọi ngành, lĩnh vực thực hiện. Đề xuất lộ trình áp dụng cụ thể đối với từng chuẩn mực.
- Có giải pháp để nâng chất lượng và hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển theo các quy luật của thị trường, đảm bảo các
thông tin lành mạnh, chắnh xác và đầy đủ, làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp lư của các CCTC.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Cần nghiên cứu, ban hành hệ thống cơ chế nghiệp vụ đầy đủ, nhất quán để làm cơ sở cho các NHTM triển khai áp dụng chuẩn mực kế tốn, trong đó, các cơ chế về trắch lập dự phòng rủi ro, các giao dịch tài chắnh phái sinh,Ầ
- Cần rà soát, đánh giá về chế độ kế toán hiện hành áp dụng đối với các TCTD; trên cơ sở đó nghiên cứu, sửa đổi chế độ kế tốn hiện hành theo chuẩn mực kế toán quốc tế, giảm các yêu cầu về chỉ tiêu thống kê phục vụ thanh tra, giám sát và điều hành chắnh sách tiền tệ trên hệ thống tài khoản kế tốn.
- Có quy định hoặc hướng dẫn NHTM về mơ hình đo lường rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro hoạt động.
- Đối với việc kế toán các nghiệp vụ tắn dụng theo IFRS: NHNN cần đưa ra khái niệm và phương pháp chiết khấu dòng tiền cho các NHTM và quy định về xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liêụ phục vụ cho quá trình thực hiện phương pháp chiết khấu luồng tiền trong việc xác định giá trị dự phòng rủi ro tắn dụng. Cụ thể là việc xác định luồng tiền cho từng khoản vay thực hiện trên hệ thống và do các cán bộ tắn dụng quản lý, quy định về xác định giá trị tài sản đảm bảo. Sau đó, xây dựng mơ hình lập dự phịng, xác định giá trị bằng phương pháp chiết khấu luồng tiền và tiến hành thử nghiệm tại các ngân hàng.
- Có các chương trình hợp tác với các cơ quan, tổ chức, các công ty tư vấn trong nước hay các tổ chức quốc tế thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo hay các chương trình tập huấn nhằm tăng cường hiểu biết cũng như áp dụng các chuẩn mực kế tốn quốc tế nói chung và các chuẩn mực về cơng cụ tài chắnh nói riêng; cơng cụ tài chắnh và nhất là công cụ tài chắnh phái sinh.
- Phát triển và khuyến khắch cơ chế chia sẻ thông tin rủi ro và tổn thất tắn dụng giữa các NHTM; củng cố và nâng cao vai trị của Trung tâm thơng tin tắn dụng của NHNN (CIC).
3.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại
- Đầu tư ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để hiện đại hóa cơng tác kế tốn. Việc áp dụng các chuẩn mực kế tốn chỉ có thể được thực hiện khi hệ thống kế tốn được tổ chức, xây dựng trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, quá trình thu thập, xử lý thơng tin được tự động hóa. Do đó, NHTM cần dành nguồn lực tài chắnh cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh.
- Triển khai áp dụng hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ, xây dựng cơ sở dữ liệu đối với khách hàng vay thông qua việc cập nhật và phân tắch báo cáo tài chắnh của doanh nghiệp và thường xuyên cập nhật thông tin về tình trạng của khách hàng vay làm cơ sở cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro.
- Xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung khoa học, đủ các dữ liệu cần thiết và phù hợp với đặc thù hoạt động ngân hàng: thiết kế kho dữ liệu tập trung theo thông lệ tốt nhất về hoạt động ngân hàng, triển khai phân tắch nhu cầu thơng tin kế tốn đầu vào theo các yêu cầu của CMKTQT.
- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế tốn để có thể hiểu các chuẩn mực kế tốn quốc tế và xử lý các nghiệp vụ kế toán kịp thời, đúng đắn.
- Khi áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế, một số quy trình kế tốn sẽ thay đổi. Vì vậy, các NHTM cũng cần nghiên cứu và thay đổi các quy trình nhập, cập nhật, duy trì thơng tin, số liệu kế toán đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, chắnh xác và thay đổi tổ chức bộ phận kế toán tương ứng với quy trình đó.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giới thiệu về mục tiêu, định hướng phát triển thị truờng các công cụ tài chắnh của Chắnh phủ Việt Nam đến năm 2020, trong đó thể hiện rõ yêu cầu cấp bách về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán là một điều kiện cần thiết nhằm phát triển thị trường các cơng cụ tài chắnh vì nó nâng cao chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá cung cấp cho thị trường này. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường công cụ tài chắnh cũng là điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng các chuẩn mực kế tốn quốc về cơng cụ tài chắnh. Điều này rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng. Trong chương 3 cũng nêu rõ mục tiêu, yêu cầu và quan điểm định hướng trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, trên cơ sở luận về quản trị tài chắnh NHTM, chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như thực trạng khn khổ pháp lý về kế tốn, đã đề xuất các giải pháp về vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với kế toán của NHTM. Đồng thời, đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến cơng tác kế tốn của NHTM như Bộ Tài chắnh, NHNN Việt Nam và bản thân NHTM.
KẾT LUẬN
Đề tài đã trình bày rõ ràng cơ sở luận về quản trị ngân hàng và thông tin kế toán với quản trị tài chắnh ngân hàng, chú trọng các thơng tin kế tốn đối với quản trị rủi ro tài chắnh của NHTM. Cơ sở luận và nội dung cơ bản của các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các chuẩn mực về CCTC là những chuẩn mực ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kế toán trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là những cơ sở luận quan trọng cho việc phân tắch ở chương 2 và việc xác định, đưa ra giải pháp, kiến nghị ở chương 3.
Chương 2 của Đề tài đã đi sâu phân tắch về tình hình phát triển của thị trường tài chắnh, ngân hàng và thực trạng chế độ kế toán áp dụng cho các NHTM Việt Nam hiện nay; sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; đánh giá sơ lược về hệ thống tài khoản kế toán, chế độ báo cáo tài chắnh và các hướng dẫn kế toán các nghiệp vụ cơ bản của NHTM hiện nay để tìm ra các tồn tại, hạn chế của chế độ kế toán ngân hàng hiện nay, những tác động của nó đối với hệ thống thơng tin sử dụng trong quản lý tài chắnh ngân hàng
Trên cơ sở phân tắch thực trạng chế độ kế toán của NHTM tại chương 2 và cơ sở luận về kế toán và quản trị tài chắnh NHTM tại Chương 1, Chương 3 đã nêu rõ mục tiêu, yêu cầu và quan điểm định hướng trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; đề xuất các giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế trên cơ sở các định hướng phát triển về thị trường các công cụ tài chắnh và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. Tại chương này cũng đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và bản thân NHTM. Các giải pháp này nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, tăng cường tắnh minh bạch trong quản trị ngân hàng.
Do lĩnh vực nghiên cứu rộng, kiến thức và kinh nghiệm của học viên cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi các khiếm khuyết về kết cấu cũng như nội dung. Học viên rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô, bạn học và đồng nghiệp để nâng cao nhận thức của mình, đồng thời để đề tài có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.