THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC NHTM VIỆT NAM
2.2. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM 1 Các quy định về chế độ kế toán của Việt Nam
2.2.1. Các quy định về chế độ kế toán của Việt Nam
2.2.1.1. Luật Kế toán
Luật Kế toán số 03/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2003. Đây là văn bản có tắnh pháp lý cao nhất đối với lĩnh vực kế toán áp dụng chung cho tất cả các loại hình đơn vị, doanh nghiệp ở Việt Nam. Để thực hiện Luật Kế toán, Chắnh phủ cũng đã ban hành một các nghị định hướng dẫn Luật như: Nghị định số 128/2004/NĐ-CP và Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế tốn. Ngồi ra, Chắnh
phủ còn ban hành Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực kế toán.
Là một trong những đạo luật đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh, đầu tư và các quan hệ kinh tế khác, Luật Kế toán là điều kiện để kế toán trở thành một cơng cụ có hiệu quả trong quản lý điều hành nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, Luật Kế tốn cịn thể hiện bước chuyển quan trọng về chất trong cơng tác kế tốn ở nước ta, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, khắc phục những khoảng trống pháp lý trong cơng tác kế tốn tồn tại trong thời gian dài. Tuy nhiên, do được ban hành từ năm 2003, đến nay, nhiều nội dung của Luật Kế toán đã khơng cịn phù hợp khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nền kinh tế đã phát triển một bước cao hơn. Các nội dung của Luật Kế toán chưa bao trùm các hoạt động, chưa tắnh hết những phát sinh và biến động của nền kinh tế - xã hội, chưa thực hiện đầy đủ các cam kết WTO và có nhiều lỗ hổng trong Luật. Cụ thể:
- Các quy định của Luật Kế tốn cịn mang tắnh quy định chung, áp dụng ỘcứngỢ cho các doanh nghiệp mà chưa xét đến những đặc thù trong từng loại hình doanh nghiệp. Trên thực tế, Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp với mức độ phát triển khác nhau, trong đó có các ngành, lĩnh vực có tắnh đặc thù cao như tài chắnh ngân hàng, các điều kiện của Luật Kế toán đã khơng cịn phù hợp.
- Luật Kế toán quy định nhiều vấn đề về kế tốn thủ cơng, hạn chế việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử như: thiếu các quy định về chứng từ điện tử trong kế toán doanh nghiệp,Ầ
- Sự thiếu thống nhất giữa Luật Kế toán và Chuẩn mực kế toán như: yêu cầu kế toán và nguyên tắc kế tốn; khơng thống nhất về đối tương kế toán trong Luật Kế toán và Chế độ kế toán Doanh nghiệp,Ầ
- Các quy định của Luật Kế tốn, CMKTVN khơng phù hợp với chuẩn mực/thơng lệ kế toán quốc tế đã làm hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như: Luật Kế toán quy định nguyên tắc hạch toán theo giá gốc, sử dụng lãi suất danh nghĩa trong tắnh toán chi phắ phân bổ trong khi CMKTQT sử dụng thực hiện kế toán theo giá trị hợp lý và sử dụng phương pháp lãi suất thực,Ầ
Một số quy định ỘcứngỢ của Luật Kế toán cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành Ngân hàng như:
- Về chữ số: Luật Kế toán quy định Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Quy định này của Việt Nam là ngược hồn tồn với thơng lệ kế toán quốc tế đã làm cho các ngân hàng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong các giao dịch với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, khi đầu tư, mua các phần mềm công nghệ hiện đại của nước ngoài, các ngân hàng cũng tốn nhiều chi phắ, thời gian, công sức để chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với quy định của Luật Kế toán.
- Về dịch chứng từ: Luật Kế toán quy định, chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt, trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngồi trên chứng từ kế tốn, sổ kế tốn và báo cáo tài chắnh ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khối lượng giao dịch với thị trường tài chắnh khu vực và thế giới của các ngân hàng phát sinh ngày càng nhiều, thường xuyên (một ngân hàng có thể phát sinh hàng ngàn giao dịch trong một ngày) và nhiều chứng từ kế toán bằng tiếng Anh như: các điện thanh tốn SWIFT, LC,...Vì vậy, việc yêu cầu phải dịch các chứng từ sang tiếng Việt để ghi sổ kế tốn là khơng hợp lý, vừa gây tốn kém chi phắ, thời gian và ảnh hưởng đến tắnh kịp thời trong hạch toán kế toán.
- Quy định về chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định cũng là một trở ngại lớn đối với hệ thống ngân hàng do số lượng chứng từ điện tử của ngân hàng phát sinh rất nhiều. Việc in ra giấy và lưu trữ gây tốn kém về thời gian và chi phắ in ấn, bảo quản, lưu trữ.
Vì vậy, để Luật Kế tốn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế giai đoạn mới, Chắnh phủ đã có chương trình rà sốt, nghiên cứu và chỉnh sửa Luật Kế toán. Hiện nay, Bộ Tài chắnh đang đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương thực hiện rà soát, đánh giá các nội dung cụ thể của Luật Kế toán và đề xuất, kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2.2.1.2. Chế độ kế toán doanh nghiệp
Trên cơ sở Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật, Bộ Tài chắnh đã ban hành chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và đơn vị hành chắnh sự nghiệp, bao gồm:
- Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Chế độ kế toán Doanh nghiệp được chia thành 4 phần: Hệ thống tài khoản kế toán, Chế độ chứng từ, Chế độ báo cáo tài chắnh và Chế độ sổ sách kế tốn. Ngồi ra, Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng quy định phương pháp hạch toán đối với một số nghiệp vụ chủ yếu của từng tài khoản kế toán, tạo thành một cẩm nang đối với người làm kế toán doanh nghiệp. Về cơ bản, Chế độ kế toán doanh nghiệp lần này được xây dựng trên nguyên tắc hệ thống và cập nhật các quy định mới nhất của Luật Kế toán, các nghị định hướng dẫn luật và 26 chuẩn mực kế tốn Việt Nam, phù hợp với ngun tắc và thơng lệ kế tốn quốc tế, phù hợp với u cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chắnh của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam.
- Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở Chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp đặc điểm kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chắnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh về việc ban hành Chế độ kế toán hành chắnh sự nghiệp. Chế độ kế toán hành chắnh sự nghiệp (HCSN) Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), Luật Kế toán và các chắnh sách tài chắnh áp dụng cho đơn vị HCSN.
- Ngồi các chế độ kế tốn cơ bản nêu trên, Bộ Tài chắnh còn ban hành chế độ kế toán cho một số lĩnh vực đặc thù như Bảo hiểm, Chứng khoán, Ầ Riêng lĩnh vực ngân hàng (bao gồm Chế độ kế toán Ngân hàng Nhà nước và Chế độ kế toán các Tổ chức tắn dụng) do NHNN ban hành trên cơ sở có sự chấp thuận của Bộ Tài chắnh.
2.2.1.3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bao gồm 26 chuẩn mực được ban hành 05 đợt theo 5 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh và 04 Thông tư hướng dẫn thực hiện, bao gồm:
- Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành và công bố 04 chuẩn mực (đợt 1)
- Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành và công bố 06 chuẩn mực (đợt 2)
- Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành và công bố 06 chuẩn mực (đợt 3)
- Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành và cơng bố 06 chuẩn mực kế tốn (đợt 4)
- Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành và công bố 04 chuẩn mực (đợt 5)
Phụ lục 02: Danh mục các Chuẩn mực kế toán Việt Nam theo các
đợt ban hành.
Để hướng dẫn thực hiện 26 chuẩn mực này, Bộ Tài chắnh đã ban hành 03 Thông tư hướng dẫn bao gồm:
- Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chắnh hướng dẫn kế toán thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ Tài chắnh;
- Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chắnh hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh;
- Thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực ban hành theo các Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.
Mặc dù Bộ Tài chắnh chưa ban hành chuẩn mực về CCTC (tương đương chuẩn mực IAS 32&39, IFRS 7, IFRS 9) nhưng để hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình bày báo cáo tài chắnh và thuyết minh thông tin đối với CCTC, Bộ Tài chắnh đã ban hành Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 nhằm hướng dẫn áp dụng một phần nội dung của Chuẩn mực IAS32 và IFRS7. Theo đó, áp dụng IAS32 nhằm hướng dẫn các nguyên tắc trong việc trình bày các CCTC trên báo cáo tài chắnh và áp dụng IFRS7 nhằm mục đắch hướng dẫn thuyết minh về CCTC để giúp cho người sử dụng báo
cáo tài chắnh đánh giá sự ảnh hưởng của CCTC đến tình hình tài chắnh và kết quả kinh doanh của đơn vị; đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ CCTC và cách thức quản trị rủi ro của đơn vị.
Các CMKTVN là loại hình văn bản mang tắnh pháp quy, bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kế toán phải tuân theo hoặc lựa chọn áp dụng trong các điều kiện cho phép và không trái với quy định của VAS đã ban hành.