Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 30)

quốc gia, chế độ kế toán do Nhà nước ban hành;

- Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn;

- Các đặc điểm của hoạt động ngân hàng: quy mô hoạt động, mức độ đa dạng và rủi ro hoạt động, khả năng về vốn, nguồn nhân lực và trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động;

- Trình độ cơng nghệ ngân hàng: sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, viễn thông,Ầđã tạo ra khả năng to lớn trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin. Chất lượng thông tin cho quản trị ngân hàng phụ thuộc lớn vào việc ứng dụng công nghệ thơng tin.

1.3. KHÁI QT VỀ CHUẨN MỰC KẾ TỐN QUỐC TẾ

1.3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán quốctế tế

Năm 1973, Hội nghị kế toán quốc tế lần thứ 10 đã thành lập Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASC (International Accounting Standard Committee). IASC có chức năng chắnh là soạn thảo và công bố các chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Ờ IAS) nhằm nâng

cao tắnh minh bạch trong báo cáo tài chắnh, nâng cao tắnh hòa hợp giữa các quốc gia và hỗ trợ cho q trình tồn cầu hóa thị trường tài chắnh. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập của hệ thống kế toán, năm 2001, Ủy ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) đã được thành lập dựa trên nền tảng của IASC nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là hình thành một hệ thống chuẩn mực kế tốn phục vụ cho lợi ắch chung, có chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên tồn thế giới, cung cấp những thông tin tài chắnh rõ ràng, chắnh xác và có thể so sánh giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định cuối cùng một cách đúng đắn. Đồng thời với việc thành lập IASB, các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) cũng được chuyển thành Các chuẩn mực báo cáo tài chắnh quốc tế (IFRS).

IASB đã nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chắnh quốc tế (IFRS) đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống chuẩn mực quốc tế. Sự khác biệt đầu tiên là tên của chuẩn mực chuyển dịch từ Accounting (Kế toán) sang Financial Reporting (lập Báo cáo tài chắnh). Sự thay đổi này có vẻ đơn giản nhưng đây thực sự là bước đột phá, không chỉ về mặt từ ngữ mà bản chất là sự thay đổi về tư duy kế toán. Trước đây, khi đề cập đến kế toán người ta thường nghĩ đến đúng định nghĩa của nó, đó là xác định, ghi chép, tổng hợp và trình bày thơng tin tài chắnh cho người sử dụng. Có nghĩa là nhấn mạnh nhiều hơn đến đầu vào của thông tin tài chắnh và q trình xử lý thơng tin. Yếu tố người thụ hưởng thơng tin kế tốn chỉ là một phần khiêm tốn. Tuy nhiên, khái niệm Financial Reporting có ý nghĩa bao hàm hơn, nhấn mạnh hơn việc trình bày các thơng tin tài chắnh như thế nào để đảm bảo lợi ắch cao hơn của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chắnh.

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chắnh quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng chấp nhận các

chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở cho việc trình bày báo cáo tài chắnh được đệ trình của các khách hàng sử dụng các khoản vay tắn dụng của mình. Hiện nay, các chuẩn mực kế tốn quốc tế đã có thêm sự hỗ trợ của Tổ chức các Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (IOSCO) và Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng (BIS) và được Liên hiệp Châu Âu EU áp dụng.

Trong những năm qua, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng liên tục được nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng tài chắnh và suy thối kinh tế tồn cầu năm 2007-2010 diễn ra trên phạm vi rộng, ở nhiều quốc gia phát triển kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt của nhiều tập đoàn kinh tế tài chắnh quốc tế lớn, một trong những nguyên nhân là bắt nguồn từ sự hạn chế về thơng tin kế tốn hoặc sử dụng thơng tin kế tốn trong q trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Bản thân Ủy ban IASB cũng nhận định, cần phải thay đổi về quan điểm trong soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế theo hướng chuyển từ việc phản ánh theo giá gốc sang ghi nhận theo giá trị hợp lý nhằm phản ánh chắnh xác, trung thực, minh bạch các thông tin tài chắnh của doanh nghiệp. Chắnh vì vậy, Ủy ban IASB đã nghiên cứu, ban hành một số chuẩn mực mới hoặc có sự chỉnh sửa một số chuẩn mực quan trọng như: IFRS7 Ờ Công cụ tài chắnh: công bố (thay thế một phần IAS32); IFRS9 Ờ Công cụ tài chắnh: Phân loại và đo lường (thay thế IAS39), IFRS13 Ờ Đo lường giá trị hợp lý,Ầ

Phụ lục 01. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w