THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC NHTM VIỆT NAM
2.1.1. Phát triển kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh chung của Việt Nam giai đoạn 2001 Ờ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 Ờ 2012
2.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh chung củaViệt Nam giai đoạn 2001 Ờ 2012 Việt Nam giai đoạn 2001 Ờ 2012
Nền kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2001 Ờ 2012 có nhiều đổi mới quan trọng, đạt nhiều thành tựu đáng kể nhưng đồng thời cũng phát sinh và bộc lộ rõ hơn những mặt hạn chế và bất cập. Cụ thể:
- Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình
Trong giai đoạn 2001 - 2012, nền kinh tế nước ta chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chắnh tiền tệ trong khu vực năm 1997 và đến những năm cuối lại chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chắnh và suy thối kinh tế tồn cầu diễn ra từ năm 2008 đến nay nhưng hàng năm nền kinh tế nước ta đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 Ờ 2012 Tỷ lệ: % 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới về thu nhập tắnh theo tổng thu nhập quốc gia (GNI), từ năm 2008 nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai
đoạn này, Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: hợp tác song phương và đa phương; mở rộng quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối và tăng cường nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng với các nước láng giềng, các nước trong khi vực, các nước công nghiệp phát triển và các đối tác tiềm năng tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và sâu sắc. Việt Nam cũng đã thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); tham gia tắch cực trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Ờ Thái Bình Dương (APEC); duy trì tốt mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các tổ chức kinh tế, tài chắnh quốc tế như UNDP, UNFPA, FAO, UNIDO, ILO, WHO, WB, IMF, ADB,Ầ.Đặc biệt, Việt Nam đã chủ động và tắch cực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Việc chắnh thức gia nhập WTO nói riêng và những kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế đối ngoại trong những năm 2001 Ờ 2012 đã đưa nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng đầy đủ với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thu hút các nguồn lực bên ngoại phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta cũng có những hạn chế nhất định. Vận hành và duy trì mơ hình tăng trưởng dựa trên yếu tố vốn trong thời gian dài đã dẫn đến chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp và sức ép của lạm phát ngày càng lớn. Trong 10 năm 2001 Ờ 2010, tổng số vốn đầu tư là 4336,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,6% GDP. Đây là một tỷ lệ đầu tư cao, không chỉ cao hơn tỷ lệ đầu tư những năm 1991-2000 (36,5% GDP) mà còn cao hơn tỷ lệ đầu tư của nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng bố trắ dàn trải, đầu tư khơng đồng bộ, nhiều cơng trình đầu tư kéo dài; một số cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng khơng phù hợp nên không phát huy được hiệu quả. Đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi cũng gặp khó khăn do thủ tục đầu tư phiền hà, giải phóng và bàn giao mặt bằng chậm nên tiến độ đầu tư thường dài hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu. Tình hình trên đã làm cho hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có xu hướng giảm dần. Việc duy trì mơ hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn và hiệu quả sử dụng vốn thấp kéo dài nhiều năm đã làm cho nền kinh tế tuy đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng rất hạn chế.
Bên cạnh đó, do phải ứng phó với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chắnh tiền tệ và suy thối kinh tế tồn cầu nên Việt Nam đã thực hiện chắnh sách tài khóa mở rộng và chắnh sách tiền tệ nới lỏng. Chắnh sách tiền tệ này cùng với các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác đã đẩy giá cả tăng lên mức khá cao. So sánh giữa tháng 12/2010 và tháng 12/2000, chỉ số giá tiêu dùng tăng 97,7%, tỷ giá đô la Mỹ tăng 43%,Ầ. Năm 2012, nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chắnh và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tắn
dụng và ttnh trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu bị suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong xã hội giảm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Với tình hình và đặc điểm phát triển kinh tế của giai đoạn 2001 Ờ 2012 như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động và sự phát triển của hệ thống ngân hàng.