So sánh các CMKTVN (VAS) và các CMKTQT (IAS/IFRS)

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 62 - 67)

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2.2. So sánh các CMKTVN (VAS) và các CMKTQT (IAS/IFRS)

Về cơ bản, Hệ thống VAS đã có sự hài hịa, tương đồng với hệ thống IAS/ IFRS ở mức độ cao, không chỉ về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC mà cịn cả về hình thức trình bày. Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế toán phục vụ cho mục đắch thu thuế, Việt Nam đã có những nỗ lực chuyển đổi phát triển một hệ thống kế tốn tồn diện hơn, được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS thừa nhận. Tuy nhiên, nếu so sánh hệ thống VAS và IAS/IFRS chúng ta còn thấy nhiều điểm khác biệt do điều kiện thực tế của Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật và nguồn nhân lực kế tốn cịn có khoảng cách xa so với các nước phát triển. Vì vậy, đối với VAS, các quy tắc kế tốn cịn bị bó buộc trong một vài hệ thống tài khoản đã định sẵn và các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch cụ thể là chưa phù hợp với tinh thần của IAS/ IFRS. Những quy định kế toán cứng nhắc này sẽ là một trở ngại trong việc phát triển kế toán chuyên nghiệp, hoặc hạn chế những kế tốn viên có trình độ chun mơn cao phát huy năng lực của mình. Mặt khác, về số lượng, hiện nay Việt Nam mới chỉ ban hành 26 chuẩn mực so với 51 chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ, hoặc về các phương pháp được áp dụng, phạm vi trình bày.

2.2.2.1. Khái quát về sự tương đồng của Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hệ thống CMKTVN hiện có 6 chuẩn mực hồn tồn tương đồng với các chuẩn mực của hệ thống CMKTQT, có 17 chuẩn mực cịn có điểm khác biệt với CMKTQT và Ầchuẩn mực kế tốn quốc tế chưa có chuẩn mực kế tốn Việt Nam tương đồng.

Phụ lục 03: Bảng so sánh các CMKTQT và CMKTVN

2.2.2.2. Một số điểm khác biệt giữa CMKTQT và CMKTVN có liên quan đến hoạt động của các NHTM

Ngồi các chuẩn mực kế tốn quốc tế mà Việt Nam chưa có chuẩn mực tương đồng như: IAS 32, 39, IFRS 7, IFRS 9 đã trình bày ở trên, một số chuẩn mực khác có liên quan đến hoạt động của NHTM cịn có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế tốn quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam như sau:

 IAS Ờ Quy định chung và VAS 01: Chuẩn mực chung

- IAS: các quy định chung khơng xây dựng thành một chuẩn mực cịn VAS: quy định thành một chuẩn mực;

- IAS quy định một số nội dung mà VAS không đề cập như: mục đắch của BCTC, tình hình kinh doanh, thu nhập và chi phắ, khái niệm về vốn và duy trì vốn.

- Đối với việc ghi nhận các yếu tố cơ bản của BCTC, IAS đưa ra một số phương pháp ghi nhận có thể sử dụng ở các mức độ khác nhau và sử dụng kết hợp trong BCTC như: giá gốc, giá đắch danh, giá trị có thể thực hiện được và giá trị hiện tại. Trong khi đó, VAS quy định việc ghi nhận phải căn cứ vào giá gốc và giá trị có thể thực hiện được.

- IAS: Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu là 01 báo cáo trong hệ thống BCTC của doanh nghiệp. Còn VAS: Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày trong thuyết minh BCTC.

- Về trình bày trung thực, hợp lý và phù hợp với chuẩn mực: IAS: tắnh linh hoạt trong việc áp dụng chuẩn mực; VAS: tắnh bắt buộc trong việc áp dụng chuẩn mực.

- Về phân biệt tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn:

+ IAS: Cho phép lựa chọn việc trình bày hoặc khơng trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp khơng trình bày thành tài sản, cơng nợ ngắn hạn và dài hạn thì trình bày theo tắnh thanh khoản giảm dần.

+ VAS: Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn phải được trình bày thành các khoản mục riêng biệt trên bảng CĐKT. Trường hợp không thể phân biệt được tài sản, nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn do đặc thù hoạt động thì phải trình bày theo tắnh thanh khoản giảm dần.

- Về mẫu biểu Bảng CĐKT: IAS không đưa ra bảng CĐKT mẫu. VAS: bảng CĐKT được lập phù hợp với các quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực.

 IAS 08 và VAS 29 Ờ Thay đổi chắnh sách kế toán, ước tắnh kế tốn và các sai sót

- Lựa chọn và áp dụng các chắnh sách kế toán: IAS: các chuẩn mực của IASB và các hướng dẫn có xem xét đến các hướng dẫn thực hiện khác của IASB còn VAS yêu cầu việc áp dụng chuẩn mực kế toán và các quy định khác do Bộ Tài chắnh ban hành.

+ IAS: chỉ thay đổi chắnh sách kế toán do (a) Theo yêu cầu của một chuẩn mực hoặc một hướng dẫn; hoặc (b) Việc thay đổi sẽ cung cấp các thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch, các sự kiện hoặc điều kiện về tình hình tài chắnh, tình hình hoạt động hoặc các luồng tiền của doanh nghiệp.

+ VAS: nếu áp dụng chắnh sách kế toán khác với chuẩn mực thì phải được sự đồng ý của Bộ Tài chắnh.

 IAS 18 Ờ Doanh thu và VAS 14 Ờ Doanh thu và thu nhập khác

- Xác định doanh thu: IAS: chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa của một khoản phải thu được ghi nhận là tiền lãi. VAS không đề cập vấn đề này.

- Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu từ tiền lãi: IAS: Tiền lãi được ghi nhận bằng phương pháp lãi thực theo tỷ lệ thời gian có tắnh đến hiệu quả thực tế của tài sản. VAS: Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian.

- Thu nhập khác: VAS quy định cụ thể về các khoản thu nhập khác còn IAS khơng quy định.

- Trình bày BCTC: IAS: yêu cầu chi tiết về trình bày các khoản mục doanh thu. VAS: khơng quy định về các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

 IAS 27 Ờ BCTC hợp nhất và BCTC riêng và VAS 25 Ờ BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con; IAS 28 và VAS 07 - Kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết

- IAS: Các khoản đầu tư vào công ty con, cơng ty liên kết thì trong BCTC của cơng ty mẹ hoặc cơng ty đầu tư có thể trình bày theo phương pháp giá gốc, phương pháp vốn chủ sở hữu hoặc tài sản tài chắnh sẵn có để bán theo IAS39.

- VAS: Các khoản đầu tư vào công ty con, cơng ty liên kết được trình bày theo giá gốc trên BCTC công ty mẹ, công ty đầu tư.

 IAS 40 và VAS 05 - Bất động sản đầu tư Để xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu:

+ IAS: cho phép lựa chọn giữa hai phương pháp: Ghi nhận theo giá trị hợp lý; và theo giá gốc;

+ VAS: chỉ áp dụng theo giá gốc. Nhưng phải trình bày giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư tại ngày lập Bảng CĐKT.

Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam hiện nay chưa hồn thiện nên đã gây khó khăn cho các NHTM trong hạch toán kế toán và lập BCTC. Cụ thể:

Thứ nhất, hoạt động chắnh và đặc thù của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ, có liên quan nhiều đến tắn dụng và các CCTC. Tuy nhiên, hiện tại trong hệ thống chuẩn mực kế tốn vẫn chưa có chuẩn mực kế toán quy định về việc hạch toán, ghi nhận và theo dõi các hoạt động này. Điều này khiến các NHTM lúng túng trong hạch tốn, có thể dẫn tới sự thiếu hợp lý và nhất quán trong việc lập báo cáo cũng như ảnh hưởng tới tắnh có thể so sánh giữa các báo cáo của các NHTM khác nhau;

Thứ hai, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam được ban hành vào những thời điểm đầu của những năm 2000, dựa trên CMKTQT và đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm đó. Từ khi ban hành đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, cũng như năng lực kế tốn của các doanh nghiệp đã được nâng cao để có thể áp dụng những phương pháp hạch tốn kế toán phức tạp nhưng chắnh xác hơn. Mặt khác, các NHTM luôn tiên phong đi đầu trong việc đầu tư và ứng dụng các trình độ cơng nghệ thơng tin hiện đại nên phương thức hạch toán trong một số chuẩn mực kế tốn hiện nay khơng cịn đem lại độ hợp lý cao khi phản ánh trên BCTC.

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w