Hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 69)

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

2.3.1.Hệ thống tài khoản kế toán

2.3.1.1. Giới thiệu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đối với các TCTD

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đối với các tổ chức tắn dụng được ban hành bởi Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và các quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan, gồm: Quyết định 1146/2004/QĐ- NHNN ngày 21/9/2004, Quyết định số 07/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005, Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/7/2006, Quyết định số 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống đốc NHNN. Hệ thống tài khoản kế toán do NHNN ban hành có 9 loại, bao gồm:

Loại 1 Ờ Vốn khả dụng và các khoản đầu tư Loại 2 Ờ Hoạt động tắn dụng

Loại 3 Ờ Tài sản cố định và tài sản có khác Loại 4 Ờ Các khoản phải trả

Loại 5 Ờ Hoạt động thanh toán Loại 6 Ờ Nguồn vốn chủ sở hữu Loại 7 Ờ Thu nhập

Loại 8 Ờ Chi phắ

Loại 9 Ờ Các tài khoản ngoại bảng

Để đảm bảo tổng hợp thông tin kế toán toàn ngành Ngân hàng, Thống đốc NHNN quy định số hiệu, nội dung và tắnh chất thống nhất của các tài khoản tổng hợp cấp I, cấp II, cấp III và định hướng chung về tài khoản chi tiết (tiểu khoản). Việc mở các tài khoản tổng hợp cấp IV, V và các nội dung, số lượng cụ thể của các tài khoản chi tiết do các TCTD quyết định.

a. Thành tựu

- NHNN đã ban hành và duy trì được khung HTTKKT phù hợp với đặc điểm hiện tại của các TCTD; cung cấp các hướng dẫn cụ thể, chi tiết để giúp các TCTD khác nhau có thể áp dụng một cách đồng bộ các hướng dẫn của NHNN.

- NHNN đã tiếp cận với các chuẩn mực IAS/IFRS trong việc ban hành các hướng dẫn hạch toán kế toán trong bối cảnh thiếu các chuẩn mực kế toán Việt nam phù hợp với các CCTC của các TCTD như hướng dẫn hạch toán kế toán các công cụ tài chắnh phái sinh, kế toán nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán,Ầ

- Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và các quyết định sửa đổi, bổ sung đã cập nhật kịp thời những thay đổi trong quy chế nghiệp vụ và hoạt động của các TCTD nhằm đảm bảo tắnh thắch ứng và đồng bộ của HTTKKT cũng như tắnh phù hợp với công tác hạch toán kế toán với bản chất và đặc thù của nghiệp vụ ngân hàng.

- HTTKKT đã đảm bảo tắnh tuân thủ hành lang pháp lý và các quy định hiện hành của pháp luật về kế toán.

b. Hạn chế

- Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và các quyết định sửa đổi, bổ sung chưa đưa ra được một hướng dẫn mang tắnh hệ thống về nguyên tắc, phương pháp và cách thức hạch toán cụ thể cho từng loại nghiệp vụ của một NHTM.

- Việc quy định cứng về hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp đã dẫn đến việc mỗi khi có giao dịch/ nghiệp vụ mới do NHNN ban hành lại phải chỉnh sửa các tài khoản để hạch toán các giao dịch này. Điều này gây ra chi phắ cơ hội khá lớn cho các TCTD khi phải liên tục chỉnh sửa chương trình, hệ thống corebanking để cập nhật HTTKKT theo yêu cầu của NHNN.

- Chưa phân định rõ ranh giới giữa nhiệm vụ kế toán và nhiệm vụ thống kê nghiệp vụ. Vì vậy, dưới sức ép theo dõi các chỉ tiêu thống kê dựa vào tài

khoản kế toán của các Vụ, Cục chức năng của NHNN, HTTKKT các TCTD đã có nhiều tài khoản cấp III theo dõi theo chỉ tiêu thống kê như tài khoản cho vay theo loại hình TCTD, tài khoản về các nhóm nợ,Ầ Điều này đã làm cho HTTKKT trở nên khá nặng nề và gây tốn kém cho TCTD khi NHNN chỉnh sửa các chỉ tiêu/ báo cáo thống kê.

- Một số nghiệp vụ ngân hàng mới vẫn chưa được đề cập đến như: trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các CCTC phái sinh đi kèm,Ầ

- Một số tài khoản được đưa ra nhưng chưa có hướng dẫn hạch toán như tài khoản Cổ phiếu ưu đãi. Thiếu hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ như: nghiệp vụ mua bán nợ, nghiệp vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi, nghiệp vụ mua bán khống trên tài khoản,Ầ

- Việc đo lường và ghi nhận giá trị theo giá trị thị trường hoặc giá trị hợp lý hầu như chưa được sử dụng. Phương pháp kế toán chắnh vẫn là giá gốc.

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 69)