Tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52)

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

2.1.2. Tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mạ

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế nước ta. Các NHTM đã huy động và cung cấp một khối lượng vốn tắn dụng to lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh. Đồng thời, ngành ngân hàng cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Từ hệ thống ngân hàng một cấp đã chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng 2 cấp với sự đa dạng về quy mô, sở hữu, loại hình ngân hàng đã được hình thành và vận hành tốt theo cơ chế thị trường. Đến nay, hệ thống các TCTD bao gồm: 01 ngân hàng phát triển, 01 ngân hàng chắnh sách xã hội, 05 NHTMNN (Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc cổ phần chi phối), 37 NHTMCP, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên

doanh, 17 công ty tài chắnh, 12 công ty cho thuê tài chắnh, 01 Quỹ tắn dụng nhân dân TW, 1.087 Quỹ tắn dụng nhân dân cơ sở với các quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng. Không chỉ gia tăng về số lượng, năng lực tài chắnh và quy mô hoạt động của các TCTD tăng nhanh; tắn dụng ngân hàng trở thành nguồn vốn quan trọng cho hệ thống doanh nghiệp và nền kinh tế. Tổng dư nợ tắn dụng của các TCTD cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 29,4%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010 và đến cuối năm 2010, tương đương khoảng 116% GDP. Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới, hiện đại hóa theo các thông lệ, chuẩn

mực quốc tế. Nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thông như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư,Ầ

Kể từ khi Việt Nam đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế thì nền kinh tế và hệ thống tài chắnh trong nước chịu sự tác động lớn của nền kinh tế và hệ thống tài chắnh của khu vực và toàn thế giới. Gần đây nhất, cuộc khủng hoảng tài chắnh, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 Ờ 2009 gây đổ vỡ hàng loạt các định chế tài chắnh, ngân hàng đẩy kinh tế khu vực và kinh tế thế giới vào suy thoái. Hệ thống các NHTM Việt Nam cũng chịu những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng đó nhưng vẫn bảo đảm giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, từ cuộc khủng hoảng đó cho thấy, hệ thống NHTM Việt Nam đang tiềm ẩn những yếu kém nhất định, mức độ rủi ro tắn dụng và rủi ro thanh khoản khá cao. Điểm yếu nổi bật của hệ thống NHTM Việt Nam là chất lượng tắn dụng rất thấp. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ đối với nền kinh tế ở mức trên 3% theo quy định phân loại nợ của Việt

Nam nhưng con số này thực tế có thể còn cao hơn do nhiều TCTD chưa thực hiện đúng phân loại nợ. Nếu thực hiện đúng theo CMKTQT thì tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều (theo Fitch Rating là 13%). Một phần lớn nợ xấu của NHTM xuất phát từ tắn dụng đầu tư vào bất động sản và với thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và chưa có khả năng phục hồi như hiện nay thì nguy cơ nợ xấu sẽ tác động không nhỏ đến khả năng thanh khoản và kết quả kinh doanh của các NHTM. Bên cạnh đó, nhóm lợi ắch và sở hữu chéo giữa các NHTM cũng làm cho tắnh lệ thuộc lẫn nhau giữa các NHTM và rủi ro hệ thống cao. Sự đan xen sở hữu vốn NHTM này với NHTM khác dẫn đến không chỉ vấn đề vốn điều lệ tăng không thực chất mà còn giảm hiệu quả quản trị ngân hàng, gia tăng xung đột lợi ắch, đồng thời làm cho rủi ro có tắnh hệ thống lớn hơn khi TCTD hoặc cổ đông lớn của TCTD gặp khó khăn thì sẽ ảnh hýởng tới không chỉ một TCTD. Một số NHTM mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phi ngân hàng nhý thành lập các công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm,Ầkhông đem lại hiệu quả cao và tăng rủi ro cho NHTM. Nhiều công ty tài chắnh và công ty cho thuê tài chắnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động không có hiệu quả và đang tác động ngày càng lớn đến an toàn hệ thống.

Mặt khác, năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong hoạt động. Hầu hết chiến lược phát triển hiện nay của TCTD là phát triển theo chiều rộng hơn là chiều sâu, chủ yếu tăng trưởng nhanh về quy mô và tập trung vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao để có lợi nhuận lớn. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các TCTD hoạt động chưa hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Đứng trước tình hình đó,Thủ tướng Chắnh phủ đã có quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt đề án ỘCơ cấu lại các tổ chức tắn dụng giai đoạn 2011 Ờ 2015Ợ nhằm tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài

chắnh và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tắn dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tắn dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng trong giai đoạn 2011 Ờ 2015. Triển khai các giải pháp của Đề án, đến nay đã có 03 ngân hàng thực hiện hợp nhất (NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Tắn Nghĩa và NHTMCP Sài Gòn), 02 ngân hàng sáp nhập (SHB và Habubank) và 01 ngân hàng tự tái cơ cấu (Tienphongbank). Theo đánh giá chung, sau khi thực hiện cơ cấu lại, các ngân hàng đều cải thiện được tình hình tài chắnh và hoạt động tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w