Mục tiêu và quan điểm định hướng về áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán ngân hàng.

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 97)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

3.2.1.Mục tiêu và quan điểm định hướng về áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán ngân hàng.

toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán ngân hàng.

Trong xu hướng Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của thị trường các công cụ tài chắnh, đặc biệt là thị trường công cụ tài chắnh phái sinh, đòi hỏi các NHTM phải có một hệ thống thông tin kế toán thật minh bạch, hiệu quả, tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Yêu cầu này cũng đã được Thủ tướng Chắnh phủ chỉ đạo trong khuôn khổ Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chắnh phủ: ỘCải cách hệ thống kế toán ngân hàng hiện hành theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng/ mức độ rủi ro, trắch lập dự phòng rủi ro, hạch toán thu nhập/ chi phắ;Ợ (Điểm 4, Mục III Ờ Các nhóm giải pháp lớn).

3.2.1.1. Mục tiêu áp dụng

- Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chắnh ngân hàng. Khi tham gia vào các thị trường tài chắnh khu vực và thế giới, các NHTM Việt Nam bắt buộc phải công bố các thông tin tài chắnh theo chuẩn mực/ thông lệ kế toán quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, các NHTM

muốn thâm nhập vào thị trường tài chắnh quốc tế thường phải chuẩn bị hai hệ thống báo cáo tài chắnh riêng biệt: 01 bộ BCTC trình bày theo các quy định kế toán và chuẩn mực kế toán của Việt Nam để phục vụ cho mục đắch quản lý nhà nước/ thuế/ thị trường tài chắnh trong nước,Ầvà 01 bộ BCTC được trình bày theo CMKTQT nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản khi tham gia các hoạt động của thị trường vốn quốc tế. Vì vậy, việc triển khai áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế cho lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập của các NHTM, đồng thời, tiết kiệm chi phắ do duy trì hai hệ thống báo cáo tài chắnh theo hai hệ thống chuẩn mực kế toán khác nhau.

- Xây dựng chế độ kế toán ngân hàng đồng bộ, toàn diện và có tắnh phổ quát cao, phù hợp với moi loại hình TCTD, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người làm kế toán, nhà quản trị tài chắnh, cơ quan quản lý nhà nước, kiểm toán, v,vẦ

- Tăng tắnh chắnh xác, tin cậy của thông tin kế toán nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng quản trị tài chắnh. Với việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trong kế toán tài chắnh và kế toán quản trị giúp nhà quản trị tài chắnh kiểm soát và giảm thiểu rủi ro kinh doanh, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả quản trị tài chắnh của ngân hàng nói riêng.

- Tăng cường tắnh minh bạch cho thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Với các BCTC được công bố theo các chuẩn mực kế toán quốc tế là sự đảm bảo về tắnh minh bạch, trung thực và hợp lý về thông tin kế toán, tài chắnh của doanh nghiệp. Điều đó, đã giúp cho các nhà đầu tư đánh giá chắnh xác tình hình tài chắnh của các ngân hàng và sức khỏe của thị trường tài chắnh nói chung trong quá trình tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư.

3.2.1.2. Các yêu cầu cơ bản áp dụng CMKTQT trong lĩnh vực ngân hàng

- Chế độ kế toán ngân hàng phản ánh trung thực, hợp lý, kịp thời mức độ rủi ro tài chắnh và kết quả hoạt động kinh doanh kỳ kế toán của ngân hàng. Nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng khi đo lường và ghi nhận tài sản, công nợ, thu nhập, chi phắ của đơn vị ngân hàng.

- Chế độ kế toán ngân hàng cần đưa ra những BCTC thể hiện minh bạch tình hình tài chắnh, kết quả hoạt động, mức độ rủi ro và những hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Công bố những thông tin đáng tin cậy trên cơ sở những nguyên tắc kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ lành mạnh sẽ hỗ trợ cho thực hiện kỷ luật thị trường và tăng cường niềm tin vào hệ thống TCTD.

- Chế độ kế toán ngân hàng cần phản ánh đầy đủ, toàn diện các thông tin về các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế của ngân hàng. Tạo điều kiện cho các NHTM ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong quản trị tài chắnh, hoạt động kế toán nói riêng. Trong quá trình quản trị tài chắnh, cần sử dụng các thông tin về tài sản, vốn, giá trị các khoản mục cụ thể,Ầtrong các mô hình định lượng, nếu không có hệ thống chuẩn mực đầy đủ, phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường thì không thể đo lường một cách chắnh xác nhằm đưa các giải pháp về quản trị tài chắnh.

3.2.1.3. Quan điểm định hướng về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

- Chấp thuận áp dụng một số nền tảng cơ bản của hệ thống CMKTQT cần thiết như: (i) thực hiện nguyên tắc Ộbản chất quyết định hình thứcỢ trong xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chắnh; (ii) sử dụng các cơ sở sau đây ở các mức độ khác nhau và kết hợp với nhau để đánh giá các yếu tố của báo cáo tài chắnh: giá gốc, giá trị hợp lý, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực,..

- Có lộ trình cụ thể để áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực tài chắnh ngân hàng, theo hai bước:

+ Bước 1: Hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế ở mức độ nhất định dựa trên mức độ phát triển của thị trường tài chắnh Việt Nam và trình độ công nghệ của ngành ngân hàng.

+ Bước 2: Áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế toán quốc tế: cần xây dựng lộ trình thời gian cụ thể về việc áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế toán đối với các đơn vị kế toán (mốc thời gian dự kiến hiện nay là năm 2018).

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản trị tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 97)