- Đối với người được cử đi đào tạo, họ thu được những lợi ích sau:
+ Lợi ích vô hình: đó là sự thoả mãn nhu cầu cơ bản về tinh thần, nhu cầu được đào tạo và phát triển.
+ Lợi ích hữu hình: nhờ được đào tạo mà họ nắm vững công việc chuyên môn hơn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ do đó vị trí công tác chắc chắn hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp hơn.
+ Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp thu được những lợi ích qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ trên thị trường, đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, công ty có được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phục vụ tốt cho sự phát triển của công ty.
Việc lượng hóa chi tiết những chi phí và lợi ích thu được được từ hoạt động đào tạo như trên sẽ làm cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo trở nên logic và có sức thuyết phục cao
Đánh giá ở cấp độ này tương đối phức tạp và khó thực hiện do cần nhiều thời gian và công sức để thu tập dữ liệu. Các dữ liệu về chi phí, năng suất, thu nhập cần để thực hiện một công việc cần thu thập.
7. Các biện pháp khác nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo và pháttriển tại công ty cổ phần điện Việt – Lào triển tại công ty cổ phần điện Việt – Lào
Để quản lý con người có hiệu quả, các chính sách quản lý cần đồng bộ với nhau. Trong công tác quản lý nguồn nhân lực, công tác đào tạo cần phải thực hiện đồng bộ với các công tác quản lý con người chủ yếu khác như thiết
kế và phân tích công việc, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá kết quả công việc, trả lương và phúc lợi.
Về công tác thiết kế công việc hiện nay công ty cổ phần điện Việt - Lào đã đưa ra bản mô tả công việc cho các vị trí công việc cụ thể, tuy nhiên trong các bản mô tả công việc phần yêu cầu về đào tạo còn nhiều yêu cầu chung chung trong lĩnh vực luật pháp, điều này sẽ khó khăn cho việc xác định nhu cầu đào tạo chính xác. Vì vậy, các bản mô tả công việc cần qui định cụ thể hơn.
Thực hiện tốt công tác tuyển dụng: Công ty cần thực hiện công tác tuyển dụng sao cho tuyển được đúng người đúng việc để sau khi vào làm việc không phải đi đào tạo lại sẽ tiết kiệm được cho công ty rất nhiều chi phí.
Thực hiện tốt công tác đánh giá chất lượng nhân viên nhờ đó sẽ giúp cho Công ty phân loại được trình độ nhân viên, phân loại xem những ai đã đáp ứng được công việc, ai chưa đáp ứng được công việc, để thực hiện việc ưu tiên cho ai cần phải đi đào tạo. Để đánh giá nhân viên được chính xác thì cần phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mang tính định lượng, tránh tình trạng đánh giá chung chung, cả nể trong quá trình đánh giá vì như vậy kết quả đánh giá sẽ không chính xác. Và nếu sử dụng kết quả đánh giá đó để lập kế hoạch cho công tác đào tạo thì hiệu quả đào tạo sẽ bị giảm sút, gây lãng phí về nhân lực và vật lực cho quá trình thực hiện.
KẾT LUẬN
Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong các tổ chức tăng nhanh cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, công nghệ tiên tiến và những áp lực về kinh tế xã hội. Đào tạo được xem như là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Chất lượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó cũng chính là lý do vì sao ngay từ khi thành lập Công ty cổ phần điện Việt – Lào đã tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ.
Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và thực tiễn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần điện Việt – Lào, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện Việt – Lào.
Thông qua kết quả của chuyên đề, em mong muốn đóng góp phần nhỏ bé hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo của công ty cổ phần điện Việt – Lào. Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo.