Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần điện Việt – Lào (VLPC) (Trang 33)

I. Tổng quan về công ty cổ phần điện Việt – Lào

1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1998, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào ký Hiệp định hợp tác về phát triển năng lượng điện, nhằm khai thác thế mạnh và bổ sung nguồn năng lượng điện giữa hai nước. Trên cở sở triển khai việc thực hiện Hiệp định, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại văn bản số 1477/TTg-QHQT ngày 11 tháng 9 năm 2002, tháng 7/2003, Công ty cổ phần Điện Việt - Lào được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là đầu tư xây dựng dự án thuỷ điện Xekaman 3 tại tỉnh Sêkông, nước bạn Lào để bán điện về Việt Nam. Ngày 12 tháng 03 năm 2003, Đại hội đồng cổ đông Công ty đã họp và thông qua nghị quyết thành lập Công ty với số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 1.080 tỷ đồng. Khi mới thành lập, Công ty bao gồm các cổ đông sáng lập: Tổng công ty Sông Đà (60% VĐL); Tổng công ty điện lực Việt Nam (10%VĐL); Tổng công ty XD công trình giao thông 5 (10% VĐL); Tổng công ty XD công trình giao thông 8 (10% VĐL); Tổng công ty XD Miền trung (5% VĐL); Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công ngiệp Việt Nam (5% VĐL).

Ngày 11 tháng 07 năm 2003, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động. Trên cơ sở nội dung các Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật được ký kết theo các giai đoạn và hàng năm giữa Việt Nam và Lào; Hiệp định hợp tác về năng lượng điện giữa hai nước, ngày 06 tháng 02 năm 2006, tại văn bản số 207/TTg-QHQT, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã giao

Bộ Công nghiệp chỉ đạo Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt - Lào thực hiện nghiên cứu đầu tư và đầu tư các dự án thuỷ điện khác tại Nam Lào như: Xekaman1, Xekaman4, Nậm Mô, Nậm Kắn, Sê Kông3, Đăck Y Mơn và một số dự án thuỷ điện khác tại nước Cộng hoà DCND Lào, nhằm đảm bảo mục tiêu đến 2020 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 5.000MW công suất từ Lào, hoà vào lưới điện quốc gia Việt Nam.

Để phù hợp với sự phát triển của đơn vị, đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng công ty Sông Đà, với tư cách là cổ đông chi phối đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép cơ cấu lại thành phần cổ đông và tăng vốn điều lệ của Công ty và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận ngày 22/3/2007, tại văn bản số 1524/VPCP-KTTH.

Ngày 25/4/2007, tại Đại hội đồng cổ đông Công ty đã quyết nghị đổi tên Công ty từ tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN VIỆT LÀO thành:

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN VIỆT – LÀO

- Tên giao dịch quốc tế: VIET – LAO POWER JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: VLPC. Tăng vốn điều lệ của Công ty từ 1.080 tỷ đồng lên thành Năm ngàn ba trăm (5.300) tỷ đồng.

Trải qua chặng đường phát triển đầu tiên của mình, với tất cả những khó khăn và thách thức đối với một doanh nghiệp lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, VLPC đã dần khẳng định được vị thế và năng lực của mình trong môi trường đầu tư quốc tế. Theo đánh giá gần đây nhất của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Văn phòng Chính phủ thì VLPC đứng đầu trong đội ngũ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Tháng 01/2009, VLPC vinh dự được nhận giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia" .

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần điện Việt – Lào (VLPC) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w