Phòng tư vấn pháp luật (P.TVPL)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần điện Việt – Lào (VLPC) (Trang 43)

I. Tổng quan về công ty cổ phần điện Việt – Lào

2.4.Phòng tư vấn pháp luật (P.TVPL)

2. Cơ cấu tổ chức

2.4.Phòng tư vấn pháp luật (P.TVPL)

Phòng tư vấn pháp luật có chức năng:

- Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong vận dụng pháp luật phục vự cho công tác quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Nghiên cứu cơ chế chính sách, pháp luật để vận dụng trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Nghiên cứu các văn bản pháp luật quốc tế, tập quán thương mại quốc tế; các Hiệp định song phương, đa phương mà Việt nam tham gia; Pháp luật của nước ngoài mà Công ty thực hiện các dự án đầu tư hoặc kí kết thực hiện các hợp đồng thương mại trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ

của Chính phủ giao. Nhiệm vụ:

a. Nhiệm vụ trong lĩnh vực đầu tư:

- Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong vận dụng và áp dụng pháp luật về đầu tư bao gồm Pháp luật Việt Nam, Luật quốc tế, Pháp luật nước tiếp nhận đầu tư của Công ty;

- Chủ trì thực hiện và xử lý vướng mắc về mặt pháp luật trong hoạt động đầu tư của Công ty;

- Phối hợp tham gia cùng các phòng chức năng khác trong lĩnh vực đầu tư theo nhiệm vụ được giao;

- Tư vấn pháp luật về đầu tư cho các Công ty con;

b. Nhiệm vụ trong lĩnh vực đấu thầu:

- Chủ trì trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về các bước thực hiện đấu thầu và xử lý tình huống trong đấu thầu;

- Phối hợp tham gia cùng các phòng chức năng khác trong cách giai đoạn: lập Kế hoạch đấu thầu, đóng góp các ý kiến về hồ sơ mời thầu, tham gia đánh giá hồ sơ mời thầu hoặc thẩm định kết quả đấu thầu, khi được lãnh đạo Công ty phân công/

- Tư vấn pháp luật về đấu thầu cho các Công ty con;

c. Nhiệm vụ trong lĩnh vực Hợp đồng:

- Chủ trì trong lĩnh vực soạn thảo đám phán các Hợp đồng trình đào tạo Công ty;

- Chủ trì trong việc đề xuất hoặc giải quyết các vướng mắc. tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty với các đối tác trong và ngoài

nước;

- Tư vấn pháp luật về Hợp đồng đầu tư, sản xuất kinh doanh cho các Công ty con;

- Chủ trì tổ chức thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty khi có tranh chấp hợp đồng;

d. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:

- Nghiên cứu cơ chế chính sách pháp luật của Việt Nam, Lào và thông lệ thương mại quốc tế để vận dụng thực hiện công tác xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Chủ trì giải quyết các vướng mắc về mặt pháp luật trong công tác xuất nhập khẩu phục vụ hoạt động đầu tư các dự án thủy điện tại Lào của Công ty.

2.5.Phòng kỹ thuật dự án (P. KTDA)

Phòng Kỹ thuật-Dự án là phòng chức năng giúp việc cho HĐQT và Tổng giám đốc công ty về các lĩnh vực:

- Quản lý kỹ thuật chất lượng;

- Quản lý tiến độ thi công các công trình;

- Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật; - Công tác an toàn lao động.

Nhiệm vụ:

a. Đối với các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

- Thực hiện các thủ tục để ký kết Biên bản ghi nhớ; lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật; các thủ tục xin cấp phép đầu tư tại Lào và Việt Nam; thủ tục xin triển khai một số hạng mục trước khi khởi công dự án; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng và trình duyệt quy trình nghiệm thu thanh toán và quản lý chất lượng;

- Thẩm tra và trình duyệt đề cương khảo sát, thiết kế;

- Thẩm tra và trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công khi có yêu cầu;

- Tổ chức giám sát, nghiệm thu khối lượng;

- Đề xuất các biện pháp cần thiết để kiểm soát được chất lượng công trình và sản phẩm công nghiệp;

- Kiểm tra và trình duyệt tổng tiến độ và tiến độ chi tiết của dự án;

- Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện tiến độ của các đơn vị thi công. Báo cáo kịp thời nhưng chậm chễ và đề xuất những biện pháp xử lý trình Công ty xem xét quyết định phương án;

- Lập quy định về công tác bảo hộ lao động khi triển khau thi công các công trình mới đối với các công trình Công ty trực tiếp quản lý;

- Phối hợp với Công đoàn, phòng Tổ chức hành chính Công ty kiểm tra định kỳ và thực hiện chế độ bảo hộ lao động đối với các CNCNV;

- Đề xuất các biện pháp để bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp và xử lý những trường hợp vi phạm về bảo hộ lao động trình Công ty xem xét quyết định;

b. Đối với dự án do các Công ty con thực hiện đầu tư:

- Chỉ đạo, giám sát các Công ty con trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định quản lý chất lượng công trình đã thỏa thuận với Chính phủ Lào;

duyệt các dự án và giám sát việc thực hiện tiến độ;

- Giải quyết kịp thời những vướng mắc dễ phát sinh trong về kỹ thuật, chất lượng trong quá trình xây dựng để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ công trình;

- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản thi công và thay đổi thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vễ thi công;

- Theo dõi, giám sát công tác an toàn lao động của các Công ty con thực hiện dự án.

2.6.Văn phòng đại diện tại Lào (VPĐD tại Lào)

Văn phòng đại diện của Công ty là cơ quan đại diện về mặt pháp lý của Công ty tại nước CHDCND Lào, có chức năng, nhiệm vụ quan hệ và tổ chức hoạt động toàn diện về mọi mặt cho Công ty tại nước CHDCND Lào. Văn phòng đại diện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Công ty; tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật nước CHXHCN Việt nam và nước CHDCND Lào. Nhiệm vụ chính là tiếp xúc, quan hệ với các cấp trung ương và địa phương, các Bộ, Ban, nghành và cơ quan hữu quan để tìm hướng đầu tư các dự án tại nước CHDCND Lào và các lĩnh vực hoạt động, nghành nghề kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần điện Việt – Lào (VLPC) (Trang 43)