Dự tính kinh phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần điện Việt – Lào (VLPC) (Trang 30)

Các tổ chức, doanh nghiệp thường có quỹ đầu tư phát triển và nguồn kinh phí dùng cho đào tạo - phát triển được lấy ra ở đây. Quy mô doanh nghiệp lớn, hiệu quả làm ăn tốt thì quỹ này có tỷ trọng lớn, do đó kinh phí cho đào tạo - phát triển cần phải làm cẩn thận, cho ra một con số hợp lý, có sức thuyết phục. Đây là bước rất quan trọng, đôi khi cả một chương trình đào tạo -phát triển phải đình đốn ở giai đoạn duyệt chi phí. Một dự án đào tạo phải có tính khả thi về chi phí, nghĩa là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, phù hợp giữa chi phí bỏ ra với hiệu quả kinh tế sau dự án. Kinh phí dành cho đào tạo có liên hệ mật thiết tới các bước như nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo và có thể nói một phần nào đó nó quy định chất lượng, hiệu quả của hoạt động đào tạo. Chi

phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương pháp đào tạo, bao gồm chi phí về học tập và chi phí về đào tạo:

+ Những chi phí về học tập - là những chi phí phải trả trong quá trình người lao động học việc bao gồm:

- Những khoản tiền cho người lao động trong khi học việc. - Chi phí về nguyên vật liệu dùng trong học tập.

- Giát trị hàng hoá bán ra do gia công không đúng khi thực tập.

- Giá trị sản lượng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc thấp của học sinh học nghề.

+ Những chi phí về đào tạo

- Tiền lương của người quản lý trong thời gian họ quản lý bộ phận học việc. - Tiền thù lao cho giáo viên hay những nhân viên đào tạo và bộ phận giúp việc của họ.

- Chi phí bất biến và chi phí khả biến (chiếu sáng, thông gió, điều kiện lao động) của một trung tâm đào tạo.

- Những dụng cụ giảng dạy như: Máy chiếu phim, tài liệu, sách báo, bài kiểm tra, chương trình học tập.

- Những khoản phải trả các thù lao cho cố vấn, cho những tổ chức liên quan và bộ phận bên ngoài khác.

7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo.

Việc đánh giá kết quả đào tạo là bước kết thúc của tiến trình và cũng là bước rất quan trọng. Sau khi thực hiện, cần biết hoạt động đào tạo phát triển đã đạt được mục tiêu hay chưa?

Việc đánh giá chương trình và kết quả đào tạo chủ yếu có thể tiến hành theo các phương thức sau:

- Thu thập ý kiến của những người tham gia khóa đào tạo của doanh nghiệp thông qua: bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp xem họ có nhận xét gì về khóa học...

- Đánh giá dựa vào kết quả học tập của học viên: Đánh giá tình hình thông qua bảng thu hoạch, kiểm tra, sát hạch.

- Quan sát người lao động thực hiện công việc trước và sau khi đào tạo.

- So sánh với người không được đào tạo ở cùng vị trí.

- Lấy ý kiến đánh giá của cấp trên, những người quản lý trực tiếp. Tổng hợp những nội dung trên thì chúng ta đã thực hiện được việc đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. Đồng thời với việc so sánh xem sự cân bằng giữa chi phí cho chương trình đào tạo với những kết quả thu được từ khóa đào tạo như thế nào để rút ra được những ưu nhược điểm cần rút kinh nghiệm trong những khóa học sau.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN

VIỆT – LÀO

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần điện Việt – Lào (VLPC) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w