Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các chế tài xử lý

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 93)

khi vi phạm

Để nâng cao vai trò của pháp luật TTHS trong bảo đảm quyền con ngƣời thì cần phải có những chế tài nghiêm khắc để xử lý những hành vi xâm phạm đến quyền con ngƣời trong TTHS. Cần xây dựng, quy định cụ thể những trƣờng hợp vi phạm quyền con ngƣời thì sẽ có chế tài xử lý ra sao, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, pháp luất quy định các biện pháp pháp lý tƣơng ứng theo:

- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con ngƣời đƣợc Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm.

- Xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

- Các biện pháp tố tụng xử lý việc vi phạm quyền con ngƣời trong TTHS nhƣ tạm giữ, tạm giam sai, thay đổi ngƣời THTT hình sự, hủy bỏ kết quả và phục hồi hoạt động tố tụng có vi phạm…

- Trách nhiềm bồi thƣờng thiệt hại của cơ quan THTT và ngƣời THTT

3.2.5. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền con người

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về ngƣời tham gia tố tụng thì cần tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền con ngƣời đến với mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt ngƣời bị tam giữ,

tạm giam, bị can, bị cáo - những ngƣời mà quyền con ngƣời dễ bị xâm phạm nhất thì cần phải nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền con ngƣời của họ bằng việc tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể tiếp thu những kiến thức giáo dục về quyền con ngƣời và tiếp cận với các dịch vụ pháp lý thực hiện quyền bào chữa của mình trong quá trình tố tụng nhƣ thuê ngƣời bào chữa, chi phí thu thập chứng cứ, đơn giản hóa các thủ tục tố tụng…

3.2.6. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân

Tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tƣ pháp, đặc biệt là của lãnh đạo các cơ quan tƣ pháp.

Nâng cao chất lƣợng chất vấn và trả lời chất vấn đối với hoạt động của các cơ quan THTT tại các kỳ họp Quốc hội, hội đồng nhân dân.

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời đối với các tập thể và cá nhân cán bộ, công chức của Công an, VKS, Tòa án có vi phạm, đặc biệt là xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, lãng phí, vi phạm quyền con ngƣời.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Luận văn khái quát quan điểm, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, định hƣớng phát triển của pháp luật TTHS với việc bảo đảm quyền con ngƣời theo Hiến pháp năm 2013, từ đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS, nhằm nâng cao vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời nhƣ sau:

1. Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định quyền con ngƣời là thành quả và khát vọng chung của nhân loại, đồng thời thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ những giá trị cao quý về quyền con ngƣời đƣợc thế giới thừa nhận rộng rãi. Để nâng cao vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời thì sự quan tâm lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng. Xuất phát từ chủ

trƣơng không ngừng phát triển quyền con ngƣời, Nhà nƣớc Việt Nam đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con ngƣời đƣợc tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ nhất.

2. Các nội dung nêu trên đã đƣợc thể chế hóa thành những quyền hiến định trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013. Quyền con ngƣời không chỉ đƣợc quy định trong Chƣơng II mà là nội dung xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013 theo hƣớng ghi nhận mọi ngƣời có quyền, công dân có quyền và quyền con ngƣời là quyền tự nhiên, bất cứ ai cũng cũng có quyền đó. Để mọi ngƣời, công dân thực hiện quyền của mình thì Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nƣớc là phải ban hành văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời và công dân thực hiện đầy đủ các quyền của mình. Việc đƣa các nội dung liên quan đến quyền con ngƣời vào nhiều chƣơng khác của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế hiến định bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời.

3. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đƣợc nghiên cứu, qua phân tích đánh giá thực trạng, hạn chế, bất cập của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, từ đó đƣa ra những kiến nghị giải pháp nâng vao vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời nhƣ sau: Hoàn thiện các quy định chung dƣới góc nhìn bảo đảm quyền con ngƣời; hoàn thiện các quy định về ngƣời tham gia tố tụng theo hƣớng mở rộng các quyền, thể hiện sự bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng, nâng cao vị thế, vai trò của ngƣời tham gia tố tụng; hoàn thiện các quy định về cơ quan THTT, ngƣời THTT, cơ quan thi hành án hình sự tránh việc áp dụng sai pháp luật, bắt, giam, giữ và xét xử oan, sai và làm dụng chức quyền; nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ, năng lực, nhận thức của ngƣời THTT, kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ, nâng cao vai trò, vị thế của ngƣời bào chữa đội ngũ luật sƣ nhằm bảo đảm giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, đúng đắn, đồng thời bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động TTHS.

KẾT LUẬN

Quyền con ngƣời là những giá trị cao quý của lịch sử nhân loại và luôn phản ánh khát vọng của con ngƣời đƣợc sống trong tự do, công lý, bình đẳng, loại bỏ sự tàn bạo, áp bức và bất công. Tuy nhiên, quyền con ngƣời không thể đƣợc bảo đảm đầy đủ nếu không đƣợc ghi nhận và có cơ chế đảm bảo thực thi bằng pháp luật. Pháp luật là công cụ sắc bén bảo đảm cho quyền con ngƣời luôn đƣợc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực thi. Trong quá trình hình thành và phát triển, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi con ngƣời là vị trí trung tâm trong mọi chính sách kinh tế, xã hội và đƣợc chính thức ghi nhận thông qua Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì quyền con ngƣời rất dễ bị xâm phạm. Đặc biệt, trong lĩnh vực TTHS là nơi mà quyền con ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất bởi các biện pháp cƣỡng chế của cơ quan THTT, ngƣời THTT, cơ quan thi hành án thì đòi hỏi pháp luật TTHS phải trở thành công cụ hiệu quả nhất bảo đảm quyền con ngƣời. Chính vì thế, để bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động TTHS, pháp luật TTHS đã quy định các nguyên tắc và thủ tục tố tụng nhằm giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, chính xác, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm quyền con ngƣời, bảm đảm các quyền của những ngƣời tham gia tố tụng luôn đƣợc tôn trọng và thực hiện đầy đủ trên thực tế. Bảo đảm quyền con ngƣời trong pháp luật TTHS là bảo đảm các quyền của những ngƣời tham gia tố tụng, bảo đảm bằng những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan THTT, ngƣời THTT, cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự, bảo đảm bằng hoạt động bồi thƣờng, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thông qua các quy định của pháp luật TTHS, các quyền của những ngƣời tham gia tố tụng, nhất là của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo đƣợc xác định đầy đủ, chính xác và có cơ chế bảo đảm các quyền đó đƣợc thực

hiện. Tuy nhiên, từ góc độ bảo đảm quyền con ngƣời thì những quyền của ngƣời tham gia tố trong những năm qua còn những hạn chế nhƣ tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự oan, sai vẫn xảy ra nhiều và các quy định của pháp luật TTHS còn chƣa đƣợc tuân thủ một cách triệt để. Phần lớn nguyên nhân là do các quy định của pháp luật TTHS còn còn nhiều bất cập, thiếu sự đồng bộ và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, các quy định về ngƣời tham gia tố tụng, đặc biệt là ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo chƣa đầy đủ, thiếu sự bình đẳng, thể hiện là vai trò thụ động trong việc bảo đảm các quyền lợi của mình đối lập với vai trò tích cực, chủ động của cơ quan THTT. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ trong cơ quan THTT còn hạn chế, chƣa phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức trong công việc dẫn đến việc áp dụng bắt ngƣời tùy tiện, bắt oan, không đúng trình tự thủ tục, xét xử không đúng ngƣời, đúng tội. Dựa trên những phân tích đánh giá thực trạng, hạn chế, bất cập của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời thì cần hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS theo hƣớng kế thừa và phát triển những quy định hợp lý trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, sửa đổi bổ sung những quy định còn chƣa hợp lý, chƣa sát với hoạt động thực tiễn TTHS, bỏ những nội dung không còn phù hợp, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nƣớc ngoài phù hợp với hoàn cảnh nƣớc ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng đƣợc xu thế phát triển của xã hội trong tƣơng lai. Ngoài ra, cần tăng cƣờng hoạt động giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực, bảo đảm tính độc lập, sự công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan THTT. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án đồng bộ, toàn diện, đảm bảo cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực để đạt hiệu quả cao trong công việc.

cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời và vai trò của pháp luật TTHS với việc bảo đảm quyền con ngƣời; đã phân tích, đánh giá đƣợc các quy định của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời; đã phân tích, đánh giá thực trạng về những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong việc bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động TTHS hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ những nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên. Từ thực trạng TTHS hiện nay ở Việt Nam, cùng với nhận thức về những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con ngƣời, luận văn đã đƣa ra đƣợc quan điểm và các giải pháp bảo đảm quyền con ngƣời trong hoạt động TTHS một cách có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Hà Nội mới (2012), Ra tuyên bố Phnom penh thông qua tuyên bố nhân quyền ASEAN, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi- ngoai/566566/ra-tuyen-bo-phnom-penh-thong-qua-tuyen-bo-nhan-

quyen-asean

2. Báo điện tử Đời sống và pháp luật (2014), Đau xót vụ 7 thanh niên bi ̣ buộc nhận tội giết người, http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an- dieu-tra/dau-xot-vu-7-thanh-nien-bi-buoc-nhan-toi-giet-nguoi-

a33867.html#.U6_79ZR_s8o.

3. Báo điện tử Dân trí (2014), Tác giả Doãn Công - Nhạn Sơn, Xét xử 5 công an dùng: Vắng mặt nhân chứng quan trọng, Đau xót

http://dantri.com.vn/phap-luat/xet-xu-5-cong-an-dung-nhuc-hinh-vang- nhan-chung-quan-trong-854521.htm

4. Bộ Tƣ pháp (1957), Tập luật lệ về tƣ pháp, Bộ tƣ pháp xuất bản, Hà nội. 5. Bộ Tƣ pháp (2012), Báo cáo số 46/BC-BTP ngày 06/3/2012, Tổng kết 5

năm thi hành Luật Luật sư.

6. Bộ Tƣ pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Hà Nội.

7. Chính phủ (2011), Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2011 quy định việc tổ chức quản lý phạm nhân và đảm bảo chế độ đối với phạm nhân tại các trại giam.

8. Nguyễn Đăng Dung và Phạm Hồng Thái (2010), Quyền con người tập tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc, Nxb Công an nhân dân.

9. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nhà Xuất Bản Lao Động – Xã Hội. 10. Nguyễn Đăng Dung (2009), Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ

biên), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Công an nhân dân.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 16. Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật TTHS Việt Nam, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

17. Đỗ Văn Đƣơng (2008), Cần phân định rõ thẩm quyền hành chính với trách nhiệm và quyền hạn tố tụng trong TTHS, Chuyên đề hoàn thiện các quy định của BLTTHS đáp ứng yêu cầu Cải cách tƣ pháp, Kiểm sát. 18. Nguyễn Sơn Hà (2013), “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam

theo hƣớng bảo đảm quyền của bi can, bị cáo”, Tạp chí nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, (2) (298).

19. Tác giả Lan Hoàng (2014), Hồ sơ vụ án oan sai TAND tỉnh Thái BÌnh vẫn chưa bồi thường, http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so- vu-an/an-oan-sai-tand-tinh-thai-binh-van-chua-boi-thuong-21-ty-

20. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (Chủ biên) (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia.

21. Hội luật gia Việt Nam (Biên soạn) (2007), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về quyền con người, NXB Tƣ pháp.

22. Hội luật gia Việt Nam (2007), Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 23. Hội luật gia Việt Nam (2008), Bảo vệ quyền con người của các nhóm dễ

bị tổn thương, NXB Hồng Đức.

24. Đỗ Danh Huấn (2011), “Quyền con người trong lịch sử Việt Nam: tham chiếu từ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ”, chƣơng trình hội thảo “Quyền con ngƣời: tiếp cận liên ngành Khoa học xã hội”, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

25. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (Chủ biên) (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện thông tin khoa học xã hội.

26. Phạm Văn Khánh (2006), Góp phần tìm hiểu quyền con người, NXB Khoa học xã hội.

27. Tƣờng Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, NXB Tƣ pháp.

28. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người, NXB Chính trị quốc gia.

29. Phan Thị Thanh Mai (2012), “Kiến nghị sửa đổi bổ sung một số quy định của BLTTHS nhằm bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân”,

Tạp chí luật học, (5).

30. Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)