BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG
2.2.1. Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam
Người bị tạm giữ
Theo điều 48 BLTTHS năm 2003, ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, ngƣời bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.[42]
Quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ trong TTHS đƣợc bảo vệ trƣớc hết thông qua cơ chế quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quy định về thời hạn bị tạm giữ, các quyền của ngƣời bị tạm giữ nhƣ: Đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ; Đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình
bày lời khai; Tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; Đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng [42, Điều 48, Khoản 2]. Đây là bƣớc phát triển mới của pháp luật TTHS Việt Nam, đã bảo vệ đƣợc quyền con ngƣời trong TTHS của ngƣời bị tạm giữ.
Bên cạnh đó, bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ cũng là trách nhiệm cơ quan THTT, đặc biệt là của CQĐT, VKS. Vì thế, BLTTHS năm 2003 quy định rõ những ngƣời có quyền ra quyết định tạm giữ, tạm giam [42, Điều 86, Khoản 2], quyền hạn, nhiệm vụ của VKS trong việc kiểm sát tạm giữ, tạm giam [42, Điều 86, Khoản 3], quyền quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ khi không còn cần thiết [42, Điều 112, Khoản 4], chế độ tạm giữ [42, Điều 89], việc chăm nom ngƣời thân thích và bảo quản tài sản của ngƣời bị tạm giữ [42, Điều 90], hủy bỏ và thay thế biện pháp ngăn chặn [42, Điều 94].
Cơ quan điều tra là chủ thể đƣợc pháp luật cho phép tiến hành các hoạt động điều tra nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Với nhiệm vụ xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm rõ chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội và chứng cứ làm tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, CQĐT và Điều tra viên phải tuân thủ các nguyên tắc về hoạt động điều tra đƣợc quy định trong BLTTHS năm 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và các văn bản khác. Việc điều tra phải tuân thủ các nguyên tắc nhƣ: tôn trọng sự thật khách quan, toàn diện, đầy đủ; phát hiện kịp thời, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội. Trên thực tế các quy định về ngƣời bị tạm giữ đƣợc các cơ quan THTT vận dụng đúng pháp luật và có những tiến bộ rõ rệt, bảo đảm tạm giữ đúng đối tƣợng, đúng thẩm quyền, thủ tục và thời gian. Tuy nhiên, việc
bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời tạm giữ vẫn còn nhiều hạn chế, vi phạm TTHS từ phía cơ quan THTT nhƣ: Tạm giữ ngƣời có hành vi vi phạm hành chính, tạm giữ ngƣời sau khi lạm dụng bắt khẩn cấp hoặc sau khi bắt quả tang không đúng pháp luật, sau đó trả tự do, chuyển xử lý hành chính chiếm tỷ lệ cao; tạm giữ ngƣời có hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cƣ trú rõ ràng không có dấu hiệu bỏ trốn, cản trở hoạt động điều tra; tạm giữ ngƣời bị tạm giữ khi chƣa có lệnh, hoặc có lệnh nhƣng chƣa có giá trị pháp lý; tạm giữ ngƣời bị tạm giữ chung với ngƣời bị tạm giam, không phân loại các đối tƣợng bị tạm giữ, thời hạn tạm giữ quá hạn; các chế độ đối với ngƣời bị tạm giữ không đƣợc thực hiện đúng theo quy định của quy chế tạm giữ, gây nhiều tổn thất cho ngƣời bị tạm giữ, vi phạm các quyền con ngƣời trong TTHS của ngƣời bị tạm giữ.
Người bị tạm giam
Theo điều 88 BLTTHS năm 2003 thì ngƣời bị tạm giam trong các trƣờng hợp bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội [42]. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp thƣờng đƣợc áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm, để ngăn chặn hành vi phạm tội và việc lẩn trốn pháp luật của bị can, bị cáo. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giam, pháp luật TTHS quy định khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của ngƣời phạm tội và thái độ của họ khi và sau khi thực hiện hành vi phạm tội, chỉ đƣợc bắt ngƣời để tạm giam khi có đủ căn cứ để xác định ngƣời đó đã thực hiện hành vi phạm tội và nếu xét thấy cần phải bắt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, xử lý tội phạm. Khi có những điều kiện, dấu hiệu cho thấy ngƣời phạm tội không có ý trốn
tránh pháp luật, không gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án thì không nên bắt (thậm chí không đƣợc bắt) mà có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Chẳng hạn, ngƣời phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hoặc phạm tội do vô ý, không có hành động cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt để tạm giam hoặc đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dƣới ba mƣơi sáu tháng tuổi, là ngƣời già yếu, ngƣời bị bệnh nặng mà nơi cƣ trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác [42, Điều 88, Khoản 2].
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền con ngƣời, quyền tự do dân chủ của công dân nên pháp luật TTHS quy định rất rõ những ngƣời có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh bắt nhƣ Viện trƣởng, phó viện trƣởng VKS và VKS quân sự các cấp hoặc Chánh án, phó chánh án TAND và Toà án quân sự các cấp hoặc Thẩm phán giữ chức vụ chánh Toà, Phó chánh Toà Toà phúc thẩm TANDTC; Hội đồng xét xử hoặc Thủ trƣởng, Phó thủ trƣởng CQĐT các cấp. Trong trƣờng hợp này lệnh bắt phải đƣợc VKS cùng cấp phê chuẩn trƣớc khi thi hành [42, Điều 80, Khoản 1]. Ngoài ra, pháp luật TTHS còn quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục bắt, đề cao trách nhiệm cá nhân của ngƣời ra lệnh bắt, ngƣời thi hành lệnh bắt, bảo đảm bắt đúng ngƣời phạm tội, những quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời bị bắt nhƣ lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên; chức vụ của ngƣời ra lệnh; họ, tên, địa chỉ của ngƣời bị bắt và lý do bắt phải thật rõ ràng, có cơ sở pháp lý.... Lệnh bắt nếu thiếu sự phê chuẩn của VKS sẽ bị coi là không có giá trị và công dân có quyền không chấp hành. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 còn quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của VKS trong việc kiểm sát tạm giam [42, Điều 88, Khoản 3], quyền quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam khi không còn cần thiết [42, Điều 112, Khoản 4], chế độ tạm giam [42, Điều 89], việc chăm
nom ngƣời thân thích và bảo quản tài sản của ngƣời bị tạm giam [42, Điều 90], hủy bỏ và thay thế biện pháp ngăn chặn [42, Điều 94]. Các văn bản khác cũng hƣớng dẫn về chế độ tạm giam, chế độ ăn uống, khám chữa bệnh của ngƣời tạm giam nhƣ Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính Phủ đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ.
Những năm gần đây công tác tạm giam ngƣời đã trở thành một vấn đề thu hút sự chú ý của cơ quan Nhà nƣớc, nhiều tổ chức xã hội, và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Việc ngƣời bị tạm giam oan sai tuy chƣa phải là hiện tƣợng phổ biến nhƣng đã xảy ra ở nhiều địa phƣơng, gây nên sự bất bình trong dƣ luận xã hội. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp Công an tỉnh Sóc Trăng bắt tạm giam gần 1 năm đối với ông Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mƣơl, Khâu Sóc và bà Nguyễn Thị Bé Diễm vì tình nghi giết anh Lý Văn Dũng (làm tài xế xe ôm, ngụ huyện Trần Đề, Sóc Trăng), sau đó những ngƣời trên đã đƣợc thả vì xác định đƣợc hung thủ giết anh Lý Văn Dũng là Lê Thị Mỹ Duyên và Nguyễn Kim Xuyến [2]. Việc tạm giam oan ngƣời vô tội, không đúng thủ tục, sai thẩm quyền, tạm giam quá hạn đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và sứ mạng chính trị của con ngƣời, của công dân, đồng thời làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với các cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật.
2.2.2. Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo
Trong TTHS, bị can, bị cáo là những ngƣời tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tùy theo giai đoạn tố tụng khác nhau mà tên gọi cũng nhƣ địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ TTHS) của ngƣời đó cũng khác nhau.
Bị can
Theo Điều 49 BLTTHS năm 2003, bị can là ngƣời đã có quyết định khởi tố về hình sự. Kể từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can, ngƣời bị khởi tố về hình sự đƣợc gọi là bị can trong vụ án hình sự [42]. Trƣớc khi khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền phải xác định đƣợc có sự kiện phạm tội xảy ra, tội phạm gì, quy định tại điều, khoản nào của BLHS, lỗi của ngƣời thực hiện hành vi đó (cố ý hay vô ý) và không có các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đã thực hiện hành vi đó. So với ngƣời bị tạm giữ, bị can có mức độ bị tình nghi thực hiện tội phạm cao hơn, do vậy, mức độ hạn chế quyền con ngƣời cũng cao hơn; thời hạn bị cách ly khỏi xã hội do bị tạm giam dài hơn; các biện pháp cƣỡng chế TTHS, đặc biệt là ngăn chặn có mức độ nghiêm khắc cao hơn; chế độ giam giữ cũng nhƣ chế độ thăm nuôi của ngƣời nhà cũng nghiêm khắc và chặt chẽ hơn.
Bảo đảm các quyền con ngƣời của bị can, pháp luật TTHS quy định bị can có các quyền: biết mình bị khởi tố về tội gì; đƣợc giải thích quyền và nghĩa vụ; đƣợc trình bày lời khai, đƣợc đƣa ra đồ vật, tài liệu, yêu cầu; đƣợc đề nghị thay đổi ngƣời THTT, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch theo quy định của BLTTHS; đƣợc bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; đƣợc nhận các quyết định tố tụng của các cơ quan THTT nhƣ quyết định truy tố …[42, Điều 49, Khoản 2]. Để đảm bảo cho các quyền trên đây đƣợc tôn trọng BLTTHS năm 2003 còn quy định thời hạn tạm giam, thẩm quyền ra lệnh tạm giam và cách thức thực hiện lệnh tạm giam [42, Điều 88], thẩm quyền điều tra [42, Điều 119], sự tham dự của ngƣời chứng kiến [42, Điều 123]; biên bản điều tra; căn cứ và cơ sở để khởi tố bị can [42, Điều 126]; các yêu cầu của các hoạt động điều tra nhƣ hỏi cung bị can [42, Điều 131], đối chất [42, Điều 138], nhận dạng [42, Điều 139], kê biên tài sản [42, Điều 146], xem xét dấu vết trên thân thể [42, Điều 152], thực nghiệm điều tra [42, Điều 153]; đình chỉ điều tra [42, Điều 164], thời hạn quyết
định truy tố [42, Điều 166]… Bên cạnh đó, bị can có quyền đƣợc khiếu nại quyết định tố tụng và hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi các quyền của họ bị vi phạm. Đặc biệt, BLTTHS quy định việc nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với bị can, bị cáo [42, Điều 18] nhằm ngăn chặn sự vi phạm quyền con ngƣời của bị can có thể có từ phía cơ quan THTT, ngƣời THTT.
Bảo đảm quyền con ngƣời của bị can còn là trách nhiệm của hai cơ quan THTT trong giai đoạn điều tra, truy tố là CQĐT và VKS. Theo quy định của BLTTHS thì các quyết định khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, đình chỉ vụ án hình sự, tạm đình chỉ vụ án hình sự, bản kết luận điều tra cũng nhƣ bản cáo trạng của CQĐT phải đƣợc gửi cho VKS cùng cấp để kiểm sát, phê chuẩn. Tƣơng tự, các quyết định thay đổi, hủy bỏ hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn, đình chỉ, tạm đình chỉ, đƣa vụ án ra xét xử của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng phải đƣợc gửi cho VKS cùng cấp để kiểm sát. Ngoài hình thức gián tiếp bảo đảm quyền con ngƣời của bị can thông qua việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên, VKS còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động của CQĐT cùng cấp nhƣ khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi… Với sự tham gia trực tiếp của VKS cùng cấp và các hoạt động điều tra, hoạt động của CQĐT đƣợc tiến hành đúng pháp luật, không vi phạm thô bạo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Bằng những hoạt động đó, những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong giai đoạn điều tra, truy tố bị loại trừ. Bị can chỉ trở thành bị cáo khi Tòa án ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử nên Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con ngƣời của bị can. Trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án, trong thời hạn luật định ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có một trong những căn cứ mà pháp luật quy định [42, Điều 178] hoặc quyết định tạm đình
chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự [42, Điều 105 và Điều 107] hoặc quyết định đƣa vụ án ra xét xử [42, Điều 176].
Thực tế việc bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS của bị can đã đƣợc những ngƣời có thẩm quyền tôn trọng đúng theo quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, không phải lúc nào và không phải quyền nào của bị can cũng đều đƣợc tôn trọng một cách đúng đắn. Thực tế, có trƣờng hợp những ngƣời có thẩm quyền điều tra đã bức cung, nhục hình bị can. Ví dụ: vụ án 5 công an gồm ông Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45, Công an tỉnh Phú Yên), ông Nguyễn Tấn Quang (thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa), ông Phạm Ngọc Mẫn (thƣợng úy), ông Đỗ Nhƣ Huy (trung úy), ông Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy, đều là cán bộ điều tra, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa) dùng nhục hình đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, trú tại thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), nghi can của một vụ trộm [3].
Ngoài ra, các quyền của bị can dễ bị xâm phạm nhất là quyền đƣợc trình bày lời khai, quyền đƣợc giải thích các quyền của mình để đƣợc sử dụng cũng nhƣ nghĩa vụ của họ phải thực hiện. Còn xảy ra tình trạng vi phạm các quyền nêu trên của bị can vì do trình độ hiểu biết của bị can quá thấp hoặc do cơ quan THTT gây khó khăn, cản trở hoạt động của ngƣời bào chữa vì quan điểm cho rằng ngƣời bào chữa tham gia TTHS có thể tác động đến lời khai của bị can, gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Đặc biệt, trong trƣờng hợp bị can phạm tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình, bị can là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất mà họ hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời ngƣời bào chữa nhƣng cơ quan THTT cũng không yêu cầu ngƣời bào chữa cho họ là vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTHS và quyền con ngƣời trong TTHS của bị can.
Bị cáo
Theo điều 50 BLTTHS năm 2003, bị cáo là ngƣời đã bị Tòa án quyết định đƣa ra xét xử. Sau khi CQĐT kết thúc điều tra, thấy rằng có đủ chứng cứ để khẳng định rằng bị can đã phạm tội do BLHS quy định thì đề nghị VKS truy tố ra trƣớc Tòa án [42]. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán