0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI (Trang 27 -27 )

Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trƣờng Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, đã kế thừa tinh hoa trong tƣ tƣởng về quyền con ngƣời trên thế giới và phát triển những tƣ tƣởng ấy lên một tầm cao mới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [51, tr.9]. Từ sau khi giành đƣợc chính quyền cách mạng năm 1945, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, đồng thời con ngƣời là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hình sự, TTHS nhƣ Hiếp pháp năm 1946; Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch nƣớc quy định cho phép các bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sƣ bênh vực trƣớc Tòa; Nghị định số 181/NĐ ngày 12/6/1951 của Bộ Nội vụ - Tƣ pháp hƣớng dẫn thi hành Sắc lệnh số 150/SL ngày 07/11/1950 về tố chức các trại giam quy định: “Trong thời gian bị giam

cầm, phạm nhân đƣợc ăn đủ theo mức sống tối thiểu cần thiết, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi địa phƣơng”; Thông tƣ số 335/TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 06/7/1954 quy định phạm nhân bị kết án tử hình có quyền làm đơn lên Chủ tịch nƣớc xin ân xá, ân giảm [49, tr.77-78].

Sau đó, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân ra đời, đã có sự phát triển hơn so với pháp luật trƣớc đây, đã có những quy định bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật, các nguyên tắc chung về thủ tục bắt, giam, tha, khám ngƣời, khám nhà ở, khám đồ vật, thƣ tín của ngƣời phạm tội, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo... [53, tr.9].

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI (Trang 27 -27 )

×