VAI TRÕ CỦA CÁC MÔ HÌNH VÀ NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 34)

HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI

2.1.1. Mô hình tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người

Mô hình TTHS là cách thức tổ chức, cấu trúc hoạt động tố tụng phù hợp với những đặc thù của tổ chức chính trị, phù hợp với bản chất và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nƣớc cũng nhƣ các yếu tố khác trong phạm vi một kiểu Nhà nƣớc nhất định. Với khái niệm này thì mô hình TTHS là hình thức thể hiện ra bên ngoài những quy định, nguyên tắc, cách thức tổ chức và trình tự tiến hành quá trình TTHS của một kiểu Nhà nƣớc nào đó. Các mô hình TTHS tồn tại trong các thời kỳ trong lịch sử, đó là: mô hình TTHS thẩm vấn (xét hỏi), mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS pha trộn (kết hợp giữa mô hình xét hỏi và tranh tụng). Ngoài ra, có quan điểm cho rằng còn có mô hình buộc tội (bị cáo) [50, tr. 15].

Mô hình TTHS ở Việt Nam đã tiếp thu đậm nét những yếu tố của mô hình TTHS thẩm vấn, đƣợc thể hiện trong BLTTHS đầu tiên của nƣớc ta năm 1988 và vẫn tiếp tục ảnh hƣởng trong BLTTHS năm 2003, thể hiện thông qua hoạt động tố tụng đƣợc chia thành các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án), có sự phân chia các chủ thể TTHS thành các chủ thể tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng, sự bình đẳng trong giai đoạn tố tụng còn nhiều hạn chế do sự cách biệt về địa vị tố tụng của các bên, hạn chế tính công khai của kết quả điều tra, kết quả điều tra đƣợc phản ảnh trong hồ sơ và là cơ sở cho hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chúng ta đã tiếp thu một số nội dung tiến bộ của mô hình TTHS tranh tụng, phù hợp với điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam. Những quy định mang tính đặc trƣng của mô hình TTHS tranh tụng trong BLTTHS năm 2003, đó là: các nguyên tắc “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chƣa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [42, Điều 9], nguyên tắc xác định sự thật vụ án [42, Điều 10], nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo [42, Điều 11], nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án [42, Điều 19] và ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa cho mình [42, Điều 11, 48, 49 và 50]; ngƣời bào chữa đƣợc tham gia tố tụng từ khi bị khởi tố bị can hoặc từ khi có quyết định tạm giữ, đƣợc quyền có mặt lấy lời khai, có mặt khi hỏi cung, đƣợc thu thập tài liệu, chứng cứ, đồ vật có liên quan đến việc bào chữa, đƣợc đọc, sao chép những tài liệu phục vụ cho việc bào chữa [42, Điều 56, 58]. Các bên tham gia trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đều có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật. Ngoài ra, các chức năng tố tụng đƣợc phân định tƣơng đối rõ ràng hơn, hoạt động tranh tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm đã đƣợc quan tâm, quán triệt trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Tranh tụng tại phiên tòa đƣợc đẩy mạnh, góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sự đƣợc khách quan, đúng ngƣời, đúng tội.

Tuy nhiên, mô hình TTHS nƣớc ta chƣa thực sự lấy việc bảo đảm quyền con ngƣời làm mục đích tối thƣợng của mình, vẫn còn những hạn chế nhƣ sau:

- Việc tổ chức các hoạt động TTHS ở nƣớc ta có sự mâu thuẫn, chồng lấn giữa các chức năng cơ bản của TTHS. Toà án ở nƣớc ta có vai trò quá chủ động, tích cực trong việc buộc tội (vốn thuộc về VKS) và đang đƣợc giao thực hiện một số thẩm quyền không phù hợp với chức năng xét xử nhƣ Toà án có quyền trả lại hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung; có quyền xét xử bị cáo vƣợt ra ngoài giới hạn truy tố của VKS; có quyền tiếp tục xét xử trong trƣờng hợp VKS đã rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên toà...

- Quá nhấn mạnh phƣơng pháp điều tra, Thẩm phán còn phụ thuộc nhiều vào hồ sơ vụ án.

- Thiếu các cơ chế để ngƣời bào chữa thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các quyền năng tố tụng đã đƣợc luật định.

- Tranh tụng tại các phiên toà xét xử chƣa thực sự đƣợc xem trọng. Trƣớc yêu cầu đặt ra từ thực tiễn xét xử, Đảng và Nhà nƣớc ta yêu cầu phải cải cách mạnh mẽ thủ tục tƣ pháp theo hƣớng tôn trọng và bảo đảm quyền con ngƣời; phân định hợp lý quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cho phù hợp với các chứng năng cơ bản của TTHS; bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong suốt quá trình giải quyết vụ án, nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa; tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, dân chủ, khả năng tiếp cận công lý; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động TTHS. Để thực hiện các yêu cầu này, đòi hỏi phải đổi mới mô hình TTHS Việt Nam theo hƣớng tiếp thu những yếu tố tích cực của TTHS tranh tụng, chú trọng đến chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa hình sự [31].

2.1.2. Các nguyên tắc tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người

Theo Từ điển tiếng Việt thì nguyên tắc là “Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [38, tr.859]. Nguyên tắc của TTHS đƣợc hiểu là những quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật cụ thể về TTHS hoặc là những phƣơng châm, định hƣớng chi phối toàn bộ hoạt động TTHS và đƣợc các văn bản pháp luật TTHS ghi nhận. BLTTHS năm 2003 đã dành hẳn một chƣơng là Chƣơng II (từ điều 3 đến điều 32) quy định về những nguyên tắc cơ bản của hoạt động TTHS. Trong đó, có một loạt nguyên tắc phản ánh tƣ tƣởng bảo đảm quyền con ngƣời nhƣ:

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa [42, Điều 3, 12 và 13]: Là những quy định cơ bản chung nhất, đƣợc ghi nhận trong BLTTHS và mang ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động TTHS, theo đó các cơ quan THTT, những ngƣời THTT và những ngƣời tham gia tố tụng khi thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng phải triệt để tuân theo những quy định của pháp luật TTHS. Nguyên tắc này bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, ngăn chặn việc kết án oan ngƣời vô tội và ngăn ngừa việc hạn chế vi phạm các quyền con ngƣời khi tham gia TTHS nhƣng các quy định về thẩm quyền của các cơ quan và ngƣời THTT chƣa đầy đủ, thiếu nhất quán.

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm cá nhân, các quyền về tự do của công dân [42, Điều 4, 6, 7 và 8]: Pháp luật TTHS bảo đảm các quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc tôn trọng và bảo đảm, tránh khỏi những hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho các hoạt động TTHS đi đúng hƣớng, loại trừ mọi sự hạn chế hoặc xâm pháp trái pháp luật của những ngƣời THTT, là cơ chế bảo đảm cho các quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc tôn trọng trong TTHS. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc này chƣa đƣợc thực hiện triệt để, vẫn còn hạn chế khi áp dụng các biện pháp cƣỡng chế còn sai quy định, sai thủ tục, vi phạm các quyền cơ bản của con ngƣời, công dân.

- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và Tòa án [42, Điều 5 và Điều 19]: Bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Đồng thời, họ có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đƣa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trƣớc Tòa án. Đây là bảo đảm pháp lý quan trọng để VKS bảo vệ lợi ích Nhà nƣớc, bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án với tƣ cách chủ trì, điều khiển việc phiên tòa nhƣng

chƣa tạo mọi điều kiện để các bên buộc tội và bên gỡ tội trình bày hết ý kiến của mình, chƣa đảm bảo việc bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong việc đƣa ra chứng cứ và trình bày ý kiến.

- Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật [42, Điều 9]: Đây là nguyên tắc quan trọng không chỉ đƣợc quy định trong TTHS mà còn đƣợc quy định trong Hiếp pháp: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [44, Điều 31]. Nguyên tắc này thể hiện vai trò trung tâm, đặc biệt quan trọng của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con ngƣời. Tuy nhiên, nguyên tắc suy đoán vô tội này chƣa đƣợc chƣa chính thức thừa nhận trong BLTTHS. Do đó, cần ghi nhận suy đoán vô tội thành một nguyên tắc cơ bản của BLTTHS và cụ thể hóa nội dung của các điều luật đã nêu vào trong nguyên tắc này để bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan, ngƣời THTT trong việc chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội, tránh làm oan ngƣời vô tội, qua đó tôn trọng quyền con ngƣời đã đƣợc pháp luật quốc tếvà pháp luật quốc gia ghi nhận.

- Nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án [42, Điều 10]: Quy định các cơ quan THTT phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT. Bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp, pháp luật TTHS quy định họ có quyền đƣa ra các chứng cứ và yêu cầu chứng minh mình không phạm tội. Các cơ quan THTT phải tạo điều kiện để bị can, bị cáo đƣa ra các chứng cứ và giải quyết các yêu cầu mà họ đƣa ra, phải xem xét một cách khách quan các chứng cứ và yêu cầu đó không đƣợc có thái độ thiên vị hoặc bỏ qua.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và bị cáo [42, Điều 11]: Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong TTHS nhằm bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nguyên tắc này khẳng định bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa. Đồng thời nguyên tắc cũng quy định trách nhiệm của cơ quan THTT bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa. So với BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 có một bổ sung quan trọng là bổ sung quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa của ngƣời bị tạm giữ. Tuy nhiên, các quy định về quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can và bị cáo còn nhiều hạn chế dẫn đến việc trên thực tế quyền này chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để.

- Nguyên tắc hai cấp xét xử và giám đốc việc xét xử [42, Điều 20, 21]: Là tƣ tƣởng chủ đạo, có tính bắt buộc chung thể hiện quan điểm có tính định hƣớng của Nhà nƣớc nhằm bảo đảm quan trọng cho việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án, để Tòa án xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời tạo cơ hội cho bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh bằng các yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại bản án, nhằm khắc phục những sai lầm thiếu sót đó là cần thiết, góp phần vào bảo vệ pháp chế XHCN, xử lý công minh, không để lọt tội phạm hoặc làm oan ngƣời vô tội.

- Nguyên tắc dân chủ [42, Điều 24, 25 và 32], nguyên tắc công khai [42, Điều 14, 26 và 27], nguyên tắc minh oan [42, Điều 29, 30]: Đây là những nguyên tắc đƣợc bổ sung trong BLTTHS 2003 liên quan đến bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS. Các nguyên tắc này không chỉ nâng cao trách nhiệm của cơ quan THTT, ngƣời THTT trong việc giải quyết vụ án hình sự, mà còn là biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong TTHS, lĩnh vực mà quyền con ngƣời có nguy cơ bị xâm phạm rất cao.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo trong TTHS [42, Điều 31]: Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp quan

trọng để phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động của ngƣời cũng nhƣ cơ quan THTT, đồng thời là biện pháp hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. BLTTHS 2003 đã dành một chƣơng riêng để cụ thể hóa nguyên tắc này, quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS. Điều này làm cho nguyên tắc có sức sống hơn, đảm bảo cho nó đi vào cuộc sống thực tế chứ không phải chỉ mang tính tuyên ngôn nhƣ BLTTHS năm 1988.

Ngoài ra, các nguyên tắc tố tụng khác ở mức độ này hay mức độ khác, góc độ này hay góc độ khác đều trực tiếp hay gián tiếp phản ánh đƣợc vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, nhất là bảo đảm quyền ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng trong TTHS. Tuy nhiên, một số nguyên tắc trong BLTTHS chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ những quan điểm chỉ đạo về đổi mới hoạt động tƣ pháp nói chung và các hoạt động TTHS nói riêng trong bối cảnh việc bảo đảm quyền con ngƣời không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là mối quan tâm của cả thế giới.

2.2. VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC

BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG

2.2.1. Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam

Người bị tạm giữ

Theo điều 48 BLTTHS năm 2003, ngƣời bị tạm giữ là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, ngƣời bị bắt theo quyết định truy nã hoặc ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.[42]

Quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ trong TTHS đƣợc bảo vệ trƣớc hết thông qua cơ chế quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quy định về thời hạn bị tạm giữ, các quyền của ngƣời bị tạm giữ nhƣ: Đƣợc biết lý do mình bị tạm giữ; Đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình

bày lời khai; Tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; Đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng [42, Điều 48, Khoản 2]. Đây là bƣớc phát triển mới của pháp luật TTHS Việt Nam, đã bảo vệ đƣợc quyền con ngƣời trong TTHS của ngƣời bị tạm giữ.

Bên cạnh đó, bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ cũng là trách nhiệm cơ quan THTT, đặc biệt là của CQĐT, VKS. Vì thế, BLTTHS năm 2003 quy định rõ những ngƣời có quyền ra quyết định tạm giữ, tạm giam [42, Điều 86, Khoản 2], quyền hạn, nhiệm vụ của VKS trong việc kiểm sát tạm giữ, tạm giam [42, Điều 86, Khoản 3], quyền quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ khi không còn cần thiết [42, Điều 112, Khoản 4], chế độ tạm giữ [42, Điều 89], việc chăm nom ngƣời thân thích và bảo quản tài sản của ngƣời bị tạm giữ [42, Điều 90], hủy bỏ và thay thế biện pháp ngăn chặn [42, Điều 94].

Cơ quan điều tra là chủ thể đƣợc pháp luật cho phép tiến hành các hoạt động điều tra nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Với nhiệm vụ xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm rõ chứng cứ xác

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)