Pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 28)

BLTTHS năm 1988 ra đời, bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên, đánh dấu một mốc quan trọng của pháp luật TTHS. BLTTHS 1988 đã kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật TTHS Việt Nam, việc bảo đảm quyền con ngƣời trong BLTTHS năm 1988 tƣơng đối đầy đủ, toàn diện và hệ thống thể hiện trong các điểm sau đây:

BLTTHS năm 1988 đánh dấu một bƣớc cải cách, đổi mới pháp luật TTHS nƣớc ta theo hƣớng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng, tăng cƣờng tính công khai, đƣa ra và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, khắc phục những định kiến theo hƣớng buộc tội, bảo đảm sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của hội đồng xét xử. Quyền và trách nhiệm của VKS đƣợc đề cao trong việc đấu tranh tội phạm. Nâng cao trách nhiệm của các điều tra viên, tăng cƣờng các bảo đảm pháp chế trong hoạt động TTHS. Vị trí, vai trò của ngƣời bào chữa ngày càng đƣợc nâng cao trong hoạt động tố tụng theo hƣớng mở rộng quyền của họ ở giai đoạn điều tra và các giai đoạn tố tụng khác.

nhau, trong đó nhóm nguyên tắc bảo đảm quyền con ngƣời chiếm vị trí quan trọng và là nhóm nguyên tắc đƣợc quy định đầu tiên trong BLTTHS. Cụ thể là: Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 3); Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật (điều 4); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (điều 5); Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm (điều 6); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thƣ tín, điện thoại, điện tín của công dân (điều 7); Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội, nếu chƣa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (điều 10); Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (điều 12); Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án (điều 20); Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân đối với hoạt động của cơ quan tiến hành TTHS (điều 24). Ngoài những nguyên tắc trực tiếp liên quan đến quyền con ngƣời trong TTHS, BLTTHS 1988 cũng quy định các nguyên tắc tố tụng khác bảo đảm cho các quyền đó đƣợc thực hiện trong thực tiễn xét xử nhƣ nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời tiến hành hoặc ngƣời tham gia tố tụng, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể, xét xử công khai, nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật … [34].

BLTTHS năm 1988 quy định tƣơng đối cụ thể về địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của các chủ thể TTHS nhƣ bị can, bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời làm chứng… Địa vị pháp lý cũng thay đổi tùy theo giai đoạn tố tụng. Từ góc độ bảo đảm quyền con ngƣời thì BLTTHS năm 1988 có hạn chế lớn là chƣa quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời THTT.

BLTTHS năm 1988 quy định cụ thể các biện pháp ngăn chặn gồm mục đích, căn cứ áp dụng (điều 61), thẩm quyền áp dụng và thủ tục áp dụng đối với

từng biện pháp ngăn chặn cụ thể nhƣ bắt ngƣời (điều 62- 65), tạm giữ (điều 68- 69), tạm giam (điều 70), cấm đi khỏi nơi cƣ trú (điều 74), bảo lĩnh (điều 75), đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm (điều 76). Đồng thời BLTTHS 1988 cũng quy định việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn (điều 77)… [34]

BLTTHS năm 1988 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng nhằm giải quyết vụ án hình sự chính xác, khách quan, toàn diện trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời.

BLTTHS năm 1988 quy định các chế tài tố tụng đối với việc vi phạm quyền con ngƣời, bảo đảm cho các trình tự, thủ tục tố tụng đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất, khách quan, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhƣ: Không bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật, bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra… là một trong những căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung [34, Điều 142, Điều 154]. Ngoài ra, các vi phạm pháp luật khác xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân có thể bị khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét và các chế tài kèm theo.

Tóm lại, so với các văn bản pháp luật trƣớc đây, BLTTHS năm 1988 đã có một bƣớc phát triển lớn liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của các cá nhân.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)