Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 81)

Một là, nhận thức về quyền con ngƣời và bảo đảm quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng còn hạn chế, ngƣời dân cũng nhƣ những ngƣời tiến hành tố tụng chƣa thực sự hiểu và tôn trọng quyền con ngƣời nên còn xảy ra nhiều trƣờng hợp vi phạm quyền con ngƣời.

Hai là, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ trong cơ quan THTT còn hạn chế, chƣa vững vàng về bản lĩnh chính trị, thiếu ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, chƣa phát huy tinh thần trách nhiệm và

ý thức trong công việc dẫn đến việc áp dụng bắt ngƣời tùy tiện, bắt oan, không đúng trình tự thủ tục cũng nhƣ xét xử không đúng ngƣời, đúng tội, trên thực tế vẫn còn xảy ra trƣờng hợp bị oan sai.

Ba là, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của ngƣời dân về quyền con ngƣời, bảo đảm quyền con ngƣời, nhất là trong lĩnh vực TTHS còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế.

Bốn là, công tác đào tạo và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho những ngƣời THTT còn chƣa ngang tầm nhiệm vụ, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên giữa lãnh đạo CQĐT với lãnh đạo VKS, lãnh đạo Tòa án và cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự trong việc tổng kết thực tiễn công tác điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án, tập huấn nghiệm vụ, rút kinh nghiệm xét xử cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua những nghiên cứu về quy định của pháp luật TTHS và thực tế áp dụng những quy định này, có thể thấy vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời nhƣ sau:

1. Ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là những ngƣời có khả năng bị tổn thƣơng đến quyền con ngƣời nhất khi tham gia TTHS bởi họ bị mất đi một số quyền nhất định mà pháp luật quy định. Bởi thế, pháp luật TTHS thông qua các quy định về quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo để bảo đảm quyền con ngƣời của họ đƣợc tôn trọng và thực thi trên thực tế.

2. Ngƣời bị kết án, ngƣời chấp hành hình phạt là những ngƣời đã bị một bản án của Tòa án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Mặc dù họ bị hạn chế các quyền công dân nhất định nhƣng vẫn đƣợc pháp luật bảo vệ và bảo đảm các quyền cơ bản, đồng thời đƣợc giáo dục, cải tạo họ trở thành những ngƣời lƣơng thiện cho xã hội

3. Những ngƣời tham gia tố tụng khác (nhƣ ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời bào chữa, ngƣời giám định …) khi tham gia tố tụng cũng bị tác động nào đó đến quyền con ngƣời của họ, bởi thế pháp luật TTHS đã có những quy định để bảo đảm quyền con ngƣời của họ.

4. Pháp luật TTHS quy định thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan THTT, những ngƣời THTT và các cơ quan có thẩm quyền thi hành án nhằm bảo đảm các quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng, nhất là ngƣời bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo.

5. Pháp luật TTHS quy định về bồi thƣờng, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần bảo đảm quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng khi các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

6. Từ những thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS ở Việt Nam hiện nay, luận văn khái quát một số nguyên nhân chủ quan, khách quan của thực trạng nêu trên.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG VIỆC

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 81)