SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 26)

TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI

1.4.1. Pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn trước năm 1945

Tƣ tƣởng đề cao con ngƣời ở nƣớc ta đã xuất hiện từ rất sớm, thể hiện trong truyền thống văn hóa của con ngƣời Việt với lối sống trọng tình nghĩa. Mặc dù, trong giai đoạn này bảo đảm quyền con ngƣời mặc chƣa đƣợc pháp luật ghi nhận cụ thể nhƣng cũng có thể thấy đƣợc thông qua một số quy định trong Bộ Quốc triều Hình luật, Bộ Hoàng Việt luật, Quốc triều khám tụng điều lệ... Bộ Quốc triều Hình luật (hay còn đƣợc gọi là Bộ luật Hồng Đức) đã kế thừa nhiều tinh hoa về tƣ tƣởng nhân đạo trong lịch sử dân tộc, có nhiều quy định bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và tài sản của ngƣời dân, hạn chế sự nhũng nhiễu, áp bức bóc lột của quan lại, quý tộc, đặc biệt bảo vệ nhân phẩn và quyền lợi của ngƣời phụ nữ. Bộ Hoàng Việt luật lệ (thời nhà Nguyễn) quy định về tha tội và ân xá, trừng phạt quan lại vô cớ bắt, tra khảo dân và bảo vệ ngƣời phụ nữ… [24, tr.56-64]. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ năm 1777

(Thời Hậu Lê) đƣợc coi là bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nƣớc ta, trong đó quy định rất rõ ràng về việc khám xét, trình tự kiện tụng và xét xử. Tuy nhiên, những quy định này có còn nhiều mặt hạn chế vì sự bất công trong xã hội lúc bấy giờ là do bọn quan lại địa phƣơng gây ra và ngƣời đứng đầu xã hội lúc bấy giờ là nhà vua, tất cả quyền lực tập trung vào tay vua, mà vua thì không thể quản lý tất cả và cũng không phải vua nào cũng biết lo cuộc sống no ấm cho dân, nên ngƣời dân vẫn phải chịu mọi sự bất công trong xã hội, sự bóc lột của quan lại phong kiến. Bên cạnh đó, sự xâm lƣợc của giặc ngoại xâm phƣơng Bắc, thực dân Pháp khiến cho nhân dân ta phải sống trong áp bức, bóc lột, các quyền con ngƣời ở bị chà đạp.

1.4.2. Pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988

Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trƣờng Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, đã kế thừa tinh hoa trong tƣ tƣởng về quyền con ngƣời trên thế giới và phát triển những tƣ tƣởng ấy lên một tầm cao mới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [51, tr.9]. Từ sau khi giành đƣợc chính quyền cách mạng năm 1945, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, đồng thời con ngƣời là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hình sự, TTHS nhƣ Hiếp pháp năm 1946; Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch nƣớc quy định cho phép các bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sƣ bênh vực trƣớc Tòa; Nghị định số 181/NĐ ngày 12/6/1951 của Bộ Nội vụ - Tƣ pháp hƣớng dẫn thi hành Sắc lệnh số 150/SL ngày 07/11/1950 về tố chức các trại giam quy định: “Trong thời gian bị giam

cầm, phạm nhân đƣợc ăn đủ theo mức sống tối thiểu cần thiết, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi địa phƣơng”; Thông tƣ số 335/TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 06/7/1954 quy định phạm nhân bị kết án tử hình có quyền làm đơn lên Chủ tịch nƣớc xin ân xá, ân giảm [49, tr.77-78].

Sau đó, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân ra đời, đã có sự phát triển hơn so với pháp luật trƣớc đây, đã có những quy định bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật, các nguyên tắc chung về thủ tục bắt, giam, tha, khám ngƣời, khám nhà ở, khám đồ vật, thƣ tín của ngƣời phạm tội, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo... [53, tr.9].

1.4.3. Pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003

BLTTHS năm 1988 ra đời, bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên, đánh dấu một mốc quan trọng của pháp luật TTHS. BLTTHS 1988 đã kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật TTHS Việt Nam, việc bảo đảm quyền con ngƣời trong BLTTHS năm 1988 tƣơng đối đầy đủ, toàn diện và hệ thống thể hiện trong các điểm sau đây:

BLTTHS năm 1988 đánh dấu một bƣớc cải cách, đổi mới pháp luật TTHS nƣớc ta theo hƣớng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng, tăng cƣờng tính công khai, đƣa ra và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, khắc phục những định kiến theo hƣớng buộc tội, bảo đảm sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của hội đồng xét xử. Quyền và trách nhiệm của VKS đƣợc đề cao trong việc đấu tranh tội phạm. Nâng cao trách nhiệm của các điều tra viên, tăng cƣờng các bảo đảm pháp chế trong hoạt động TTHS. Vị trí, vai trò của ngƣời bào chữa ngày càng đƣợc nâng cao trong hoạt động tố tụng theo hƣớng mở rộng quyền của họ ở giai đoạn điều tra và các giai đoạn tố tụng khác.

nhau, trong đó nhóm nguyên tắc bảo đảm quyền con ngƣời chiếm vị trí quan trọng và là nhóm nguyên tắc đƣợc quy định đầu tiên trong BLTTHS. Cụ thể là: Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (điều 3); Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật (điều 4); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (điều 5); Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm (điều 6); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thƣ tín, điện thoại, điện tín của công dân (điều 7); Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội, nếu chƣa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (điều 10); Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (điều 12); Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tòa án (điều 20); Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân đối với hoạt động của cơ quan tiến hành TTHS (điều 24). Ngoài những nguyên tắc trực tiếp liên quan đến quyền con ngƣời trong TTHS, BLTTHS 1988 cũng quy định các nguyên tắc tố tụng khác bảo đảm cho các quyền đó đƣợc thực hiện trong thực tiễn xét xử nhƣ nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời tiến hành hoặc ngƣời tham gia tố tụng, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể, xét xử công khai, nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật … [34].

BLTTHS năm 1988 quy định tƣơng đối cụ thể về địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của các chủ thể TTHS nhƣ bị can, bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời làm chứng… Địa vị pháp lý cũng thay đổi tùy theo giai đoạn tố tụng. Từ góc độ bảo đảm quyền con ngƣời thì BLTTHS năm 1988 có hạn chế lớn là chƣa quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời THTT.

BLTTHS năm 1988 quy định cụ thể các biện pháp ngăn chặn gồm mục đích, căn cứ áp dụng (điều 61), thẩm quyền áp dụng và thủ tục áp dụng đối với

từng biện pháp ngăn chặn cụ thể nhƣ bắt ngƣời (điều 62- 65), tạm giữ (điều 68- 69), tạm giam (điều 70), cấm đi khỏi nơi cƣ trú (điều 74), bảo lĩnh (điều 75), đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm (điều 76). Đồng thời BLTTHS 1988 cũng quy định việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn (điều 77)… [34]

BLTTHS năm 1988 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng nhằm giải quyết vụ án hình sự chính xác, khách quan, toàn diện trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời.

BLTTHS năm 1988 quy định các chế tài tố tụng đối với việc vi phạm quyền con ngƣời, bảo đảm cho các trình tự, thủ tục tố tụng đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất, khách quan, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhƣ: Không bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật, bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra… là một trong những căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung [34, Điều 142, Điều 154]. Ngoài ra, các vi phạm pháp luật khác xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân có thể bị khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét và các chế tài kèm theo.

Tóm lại, so với các văn bản pháp luật trƣớc đây, BLTTHS năm 1988 đã có một bƣớc phát triển lớn liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của các cá nhân.

1.4.4. Pháp luật tố tụng hình sự giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Qua thực tiễn áp dụng BLTTHS năm 1988 đã bộc lộ nhiều sự bất cập, chƣa đáp ứng với nhiệm vụ cải cách tƣ pháp, bảo đảm các quyền con ngƣời trong TTHS còn nhiều hạn chế. Bởi thế, BLTTHS năm 2003 thay thế cho BLTTHS năm 1988 đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong cải cách hệ thống pháp luật TTHS ở nƣớc ta. Bộ luật đã thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm

công tác tƣ pháp trong thời gian tới. BLTTHS năm 2003 đã có những thay đổi, bổ sung cơ bản trong việc bảo đảm quyền con ngƣời thể hiện ở những điểm sau đây:

Một là, tăng cƣờng một cách cơ bản các quyền và lợi ích hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng.

Hai là, bên bị buộc tội có quyền sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật để có đƣợc các tài liệu tố tụng, đƣợc quyền thuê ngƣời bào chữa từ thời điểm bị tạm giữ, quyền thu thập chứng cứ, quyền khiếu nại ở những giai đoạn tố tụng nhất định, quyền khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại đƣợc quy định và mở rộng.

Ba là, nội dung tranh luận của bên buộc tội và bên bị buộc tội đã đƣợc thể hiện trong các quy định của BLTTHS. Chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử đƣợc phân định khá rõ ràng và đƣợc giao cho các cơ quan khác nhau và những ngƣời có thẩm quyền khác nhau. Các bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng trƣớc tòa.

Bốn là, nguyên tắc suy đoán vô tội đã đƣợc ghi nhận. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan và những ngƣời THTT. Ngƣời bị buộc tội có quyền nhƣng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Ngoài ra, xét trên bình diện pháp luật quốc tế, tính đến nay Việt Nam đã gia nhập hầu hết các điều ƣớc quốc tế về nhân quyền, trong đó Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ hình thức phân biệt chủng tộc gia, Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị gia, Công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ con, Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc, Công ƣớc về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng, Công ƣớc về ngăn chặn và trừng trị tội ác Apacthai, Công ƣớc quốc tế về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với các tội phạm

chiến tranh và tội ác chống nhân loại, và phê chuẩn nhiều công ƣớc của Tổ chức Lao động quốc tế, đồng thời gia nhập nhiều các công ƣớc khác liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời [69, tr.453-456]. Việc tham gia hầu hết các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời là nỗ lực to lớn của Nhà nƣớc và nhân dân ta, thể hiện cam kết và quyết tâm cao độ của Nhà nƣớc ta trong việc thúc đẩy, tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Quyền con ngƣời là thành quả phát triển lâu dài của lịch sƣ̉ xã hô ̣i loài ngƣời nhƣng quyền con ngƣời không thể đƣợc bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ, triệt để nếu không đƣợc ghi nhận bằng pháp luật. Ở nƣớc ta vấn đề quyền con ngƣời luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân quan tâm, bảo vệ thông qua Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản pháp luật khác, cũng nhƣ bằng nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Những nghiên cứu về mặt lý luận trong Chƣơng 1 của luận văn cho phép rút ra những kết luận nhƣ sau:

1. Quyền con ngƣời là những điều vốn có, tự nhiên mà con ngƣời đƣợc hƣởng, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính hay dân tộc đƣợc ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế.

2. Các cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời bao gồm: Cơ chế quốc tế trong việc bảo đảm quyền con ngƣời; Cơ chế khu vực trong việc bảo đảm quyền con ngƣời; Cơ chế quốc gia trong việc bảo đảm quyền con ngƣời.

3. Bên cạnh những nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, thuộc tính, phân loại quyền con ngƣời, Chƣơng 1 luận văn còn làm rõ vai trò của pháp luật TTHS với việc bảo đảm quyền con ngƣời nhƣ: Bảo đảm quyền con ngƣời trong pháp luật TTHS là bảo đảm quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng, bảo đảm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hình sự đƣợc tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để bởi các cơ quan THTT, cũng nhƣ những ngƣời THTT trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử tránh khỏi sự tùy tiện, áp dụng sai các quy định của pháp luật của cơ quan THTT, ngƣời THTT.

4. Đối với TTHS Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử thì tựu chung lại đã có một bƣớc phát triển lớn liên quan đến việc tôn trọng và bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc thể hiện qua các bản Hiến pháp và đƣợc cụ thể hóa trong BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003, đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong cải cách hệ thống pháp luật TTHS ở nƣớc ta trong việc bảo đảm quyền con ngƣời.

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. VAI TRÕ CỦA CÁC MÔ HÌNH VÀ NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI

2.1.1. Mô hình tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người

Mô hình TTHS là cách thức tổ chức, cấu trúc hoạt động tố tụng phù hợp với những đặc thù của tổ chức chính trị, phù hợp với bản chất và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nƣớc cũng nhƣ các yếu tố khác trong phạm vi một kiểu Nhà nƣớc nhất định. Với khái niệm này thì mô hình TTHS là hình thức thể hiện ra bên ngoài những quy định, nguyên tắc, cách thức tổ chức và trình tự tiến hành quá trình TTHS của một kiểu Nhà nƣớc nào đó. Các mô hình TTHS tồn tại trong các thời kỳ trong lịch sử, đó là: mô hình TTHS thẩm vấn (xét hỏi), mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS pha trộn (kết hợp giữa mô hình xét hỏi và tranh tụng). Ngoài ra, có quan điểm cho rằng còn có mô hình buộc tội (bị cáo) [50, tr. 15].

Mô hình TTHS ở Việt Nam đã tiếp thu đậm nét những yếu tố của mô hình TTHS thẩm vấn, đƣợc thể hiện trong BLTTHS đầu tiên của nƣớc ta năm 1988 và vẫn tiếp tục ảnh hƣởng trong BLTTHS năm 2003, thể hiện thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)