Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cơ quan tiến hành tố tụng,

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 91)

tố tụng, người tiến hành tố tụng

Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan THTT, ngƣời THTT. Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 cũng đã khẳng định “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình” [17, tr.18-20]. Do đó, cần xác định đúng vị trí của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán là những nhân vật trung tâm của quá trình giải quyết vụ án, giao cho họ những thẩm quyền tố tụng cần thiết để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Bảo đảm quyền hạn phải đi đôi với nâng cao trách nhiệm, chỉ khi quyền hạn gắn với trách nhiệm thì ngƣời THTT mới thận trọng hơn trong việc xử lý vụ án. Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trƣởng CQĐT, Viện trƣởng VKS, Chánh án trong việc tổ chức,

chỉ đạo hoạt động tố tụng. Mỗi công việc của cơ quan, đơn vị đều phải có ngƣời chịu trách nhiệm giải quyết rõ ràng và ngƣời đƣợc giao giải quyết công việc phải chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả thực hiện công việc đƣợc giao, bảo đảm tính kịp thời của hoạt động tố tụng đối với từng vụ án cụ thể, bảo đảm quyền con ngƣời của những ngƣời tham gia tố tụng. Ngoài ra, cần đổi mới mạnh mẽ phƣơng thực chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính tƣ pháp trong hoạt động của Công an, VKS, Tòa án theo hƣớng nhanh, gọn, hiệu quả; phân công, phân nhiệm và phân cấp rõ ràng trong từng lĩnh vực công tác tránh đƣợc tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy nhau trong việc giải quyết vụ án.

Hai là, tăng cƣờng sự phối hợp của các cơ quan THTT, cơ quan tƣ pháp, dảm bảo cho quá trình tố tụng diễn ra nhanh chóng, chính xác, việc điều tra, truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.

Ba là, tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao nhận thức của cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán về quyền con ngƣời và ý thức bảo đảm quyền con ngƣời.

Bốn là, xây dựng đề án về công tác tổ chức cán bộ, về quy hoạch cán bộ, đổi mới phƣơng thức giới thiệu, mở rộng nguồn bổ nhiệm để bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để bổ sung kịp thời số cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu, tránh hiện tƣợng quá tải trong công việc ở một số địa phƣơng nhƣ hiện nay.

Năm là, xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, những ngƣời THTT. Chế độ tiền lƣơng phụ cấp, chế độ ƣu đãi đối với cán bộ, công chức ngành Kiểm sát, Toà án còn thấp, điều kiện sinh hoạt và làm việc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cộng với áp lực và trách nhiệm đối với công việc rất lớn. Do đó, cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt để đảm bảo tốt nhất hiệu quả công việc mà họ thực hiện theo hƣớng quy định Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên có thang bảng lƣơng riêng, phụ cấp và ƣu

đãi nghề nghiệp phù hợp với lao động mang tính đặc thù của ngành nhằm tạo tâm lý ổn định công tác, đồng thời thu hút những ngƣời có trình độ, năng lực, tâm huyết vào làm việc tại ngành tƣ pháp.

Sáu là, tăng cƣờng cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc cho các cơ quan tố tụng nhằm xây dựng hệ thống cơ quan này đủ mạnh, để hoạt động của các cơ quan tƣ pháp luôn giữ đƣợc sự công tâm, vô tƣ, khách quan, sự uy nghi, bề thế của cơ quan nhà nƣớc khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)