QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VỀ VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT TỐ

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 84)

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI

3.1.1. Những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự

Ở nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nƣớc ta. Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc thông qua việc đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách lớn, định hƣớng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách đó. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, Đảng ta đã có nhiều văn kiện quan trọng nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa VII; Nghị quyết Trung ƣơng 3 và 7 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng; Nghị quyết số 08/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới”, đặc biệt Nghị quyết số 09/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đế năm 2020” đã đề ra nhiệm vụ “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” [31]. Vấn đề này tiếp tục đƣợc đề cập đến tại Báo cáo chính trị của hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng tiếp theo là Đại hội X (năm 2006) và Đại hội XI (năm 2011). Các văn kiện của

Đảng dù cách thức thể hiện khác nhau nhƣng đều nhấn mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con ngƣời, hoạt động lập pháp luôn ƣu tiên bảo đảm quyền con ngƣời, nhất là trong lĩnh vực TTHS, nơi mà quyền con ngƣời dễ bị vi phạm nhất. Quan điểm, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền con ngƣời bằng pháp luật TTHS trong giai đoạn hiện nay nhƣ sau:

Thứ nhất, bảo đảm quyền con ngƣời bằng pháp luật TTHS phải đặt dƣới sự lãnh đạo, giám sát chặt chẽ của Đảng, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp.

Thứ hai, kế thừa và phát triển những quy định hợp lý trong việc bảo đảm quyền con ngƣời, sửa đổi bổ sung những quy định còn chƣa hợp lý, chƣa sát với hoạt động thực tiễn TTHS, bỏ những nội dung, quy định không hợp lý, không còn phù hợp, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nƣớc ngoài phù hợp với hoàn cảnh nƣớc ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng đƣợc xu thế phát triển của xã hội trong tƣơng lai.

Thứ ba, hoàn thiện mô hình TTHS theo hƣớng tiếp thu những yếu tố tích cực của mô hình TTHS tranh tụng, nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa.

Thứ tư, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan THTT, ngƣời THTT.

Thứ năm, quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo và ngƣời bào chữa cũng nhƣ những ngƣời tham gia tố tụng khác.

Thứ sáu, tăng cƣờng hoạt động giám sát đối với hoạt động của cơ quan THTT.

Thứ bảy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo hƣớng đồng bộ, chuyên nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.

3.1.2. Định hướng phát triển của pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con ngƣời. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam đã đƣa cách tiếp cận của thế giới về nhân quyền vào Chƣơng II: “Quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và bổ sung “Quyền con ngƣời” vào tên chƣơng, thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về con ngƣời, coi con ngƣời là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Việc đƣa các nội dung liên quan đến quyền con ngƣời, quyền công dân vào nhiều chƣơng khác của Hiến pháp nhằm tạo ra cơ chế hiến định bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân. Cần quán triệt định hƣớng phát triển pháp luật TTHS với việc bảo đảm quyền con ngƣời theo Hiến pháp năm 2013 nhƣ sau:

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân về những quyết định của mình [44, Điều 4].

Thứ hai, đổi mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc theo yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền. Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất không chỉ đƣợc phân công, phối hợp mà còn có sự kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

Thứ ba, Chƣơng 2 “Quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thể hiện Nhà nƣớc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân.

đƣợc chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [44, Điều 31], quy định cụ thể, rõ ràng nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử là một bƣớc tiến lớn và rất phù hợp với tinh thần cải cách tƣ pháp của Nhà nƣớc ta. Đồng thời bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc bảo đảm [44, Điều 103, Khoản 7]; Ngƣời bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sƣ hoặc ngƣời khác bào chữa [44, Điều 31, Khoản 4]; Quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và tinh thần, đƣợc phục hồi danh dự do hành vi trái pháp luật của những cơ quan và ngƣời THTT cũng đƣợc quy định cụ thể và mở rộng phạm vi đến ngƣời bị bắt, tạm giữ, tạm giam và trong tất cả các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án [44, Điều 31, Khoản 5].

Thứ năm, tổ chức và hoạt động của hệ thống tƣ pháp đƣợc cải cách theo hƣớng Tòa án là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp [44, Điều 102], hệ thống tòa án theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào địa giới đơn vị hành chính; VKS nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp và VKS nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân…

Thứ sáu, cơ chế kiểm soát quyền lực đã đƣợc xác định, trong đó quyền của nhân dân với tƣ cách là chủ nhân của tất cả quyền lực Nhà nƣớc đƣợc đề cao, các hình thức dân chủ đƣợc mở rộng. Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đƣợc khẳng định.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI

3.2.1. Hoàn thiện các quy định chung dưới góc nhìn bảo đảm quyền con người

trong TTHS nói riêng là vấn đề rộng lớn và phức tạp. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền con ngƣời và quyền con ngƣời trong pháp luật TTHS theo hƣớng kế thừa những nội dung vẫn còn phù hợp của BLTTHS trƣớc đây, đồng thời tham khảo có chọn lọc những tƣ tƣởng tiến bộ phù hợp với yêu cầu cải cách tƣ pháp vào trong Bộ luật nhƣng phải phù hợp với đặc điểm cụ thể của mô hình TTHS nƣớc ta, cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS theo hƣớng minh bạch trong việc xây dựng luật, dân chủ hóa quá trình xây dựng pháp luật, phát huy vai trò của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền con ngƣời.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung mô hình TTHS nƣớc ta theo hƣớng tranh tụng nhiều hơn và nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa hình sự làm khâu đột phá, đồng thời ghi nhận nguyên tắc tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS, giữ vai trò chi phối và định hƣớng mọi hoạt động cũng nhƣ hành vi tranh tụng của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS.

Thứ ba, cần chính thức ghi nhận suy đoán vô tội thành một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS để bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan, ngƣời THTT trong việc chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội, tránh làm oan ngƣời vô tội, qua đó tôn trọng quyền con ngƣời đã đƣợc pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận.

Thứ tư, thủ tục xét hỏi tại phiên toà phải đƣợc sửa đổi theo hƣớng tập trung vào hoạt động tranh tụng giữa các bên, giữa bên bào chữa và bên buộc tội, mà không chỉ đơn thuần là xét hỏi, các bên tham gia phiên tòa thực hiện quyền đƣa ra các chứng cứ và tiến hành hoạt động đối chứng.

Thứ năm, của ngƣời dân về quyền con nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đối với việc thực thi pháp luật, trong lĩnh vực tƣ pháp nói chung và tƣ pháp hình sự nói riêng.

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về người tham gia tố tụng

Đối với người bị tạm giam, tạm giữ

Bổ sung, hoàn thiện các quy định về quyền, nghĩa vụ nhƣ quyền đƣợc thông báo việc buộc tội và chứng cứ buộc tội; quyền đƣợc thu thập chứng cứ, chứng minh…

Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan THTT, ngƣời THTT, nghiêm cấm mọi hình thức dùng nhục hình, bức cung, tra tấn để lấy lời khai của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của ngƣời tạm giữ, tạm giam,

Quy định chặt chẽ căn cứ tạm giữ, tạm giam, hạn chế tạm giam đối với một số loại tội phạm, đồng thời tăng cƣờng hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác.

Sửa đổi quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, tạm theo hƣớng tăng thẩm quyền hơn nữa cho Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán và loại bỏ các quy định mang tính chất trung gian không cần thiết và hình thức, nhƣ CQĐT ra quyết định, đề nghị VKS phê chuẩn, hoặc Kiểm sát viên, Thầm phán nghiên cứu hồ sơ rồi đề nghị Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng, Chánh án, Phó Chánh án ra quyết định

Đối với bị can, bị cáo

Bổ sung các quyền của bị can, bị cáo theo hƣớng bảo đảm các quyền con ngƣời nhƣ quyền đƣợc im lặng, quyền đƣợc thông báo và giải thích các quyền của đƣợc hƣởng, đồng thời quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời THTT trong việc bảo đảm các quyền trên của bị can, bị cáo.

Xây dựng cơ chế bảo đảm các quyền của bị can, bị cáo nhƣ cơ chế thực hiện quyền bảo chữa, tự bào chữa, thu thập chứng cứ để tạo hành lang pháp lý cho bị can, bị cáo thực hiện quyền chứng minh bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và góp phần cho việc giải quyết vụ án đƣợc chính xác, khách quan và toàn diện.

Đối với người bào chữa

Hoàn thiện các quy định về ngƣời bào chữa theo hƣớng mở rộng quyền của ngƣời bào chữa (bất kỳ ai đƣợc ngƣời bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhờ đều đƣợc tham gia bào chữa) và có cơ chế bảo đảm cho những ngƣời này thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho ngƣời bào chữa thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà, thì cần quy định rõ các quyền và biện pháp để Luật sƣ, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự tiến hành tự thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và giá trị pháp lý các tài liệu, đồ vật do họ cung cấp; các tình tiết và những lập luận của ngƣời bào chữa đƣợc xem nhƣ nguồn chứng cứ phải đƣợc các cơ quan tố tụng xem xét để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa và tham gia bào chữa hoặc bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận ngƣời bào chữa.

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan THTT, ngƣời THTT, bảo đảm ngƣời bào chữa tiếp cận đƣợc với quá trình giải quyết vụ án dễ dàng hơn và các chế tài áp dụng khi vi phạm.

Hoàn thiện quy định về Bào chữa viên nhân dân, tránh tình trạng chức danh Bào chữa viên nhân dân chỉ tồn tại trên phƣơng diện pháp lý và các quy định về luật sƣ phù hợp với Luật luật sƣ năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Đối với người làm chứng

Sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của ngƣời làm chứng theo hƣớng mở rộng quyền của ngƣời làm chứng, đồng thời quy định cụ thể và linh hoạt các trình tự thủ tục để bảo đảm tính khả thi, tạo điều kiện cho ngƣời làm chứng đƣợc thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm tố tụng.

Nâng cao trách nhiệm của những ngƣời THTT đối với ngƣời làm chứng nhằm bảo đảm cho họ các quyền tự do, dân chủ của công dân mà

Hiến pháp và pháp luật quy định. Xác định rõ trách nhiệm nhiệm vụ từng cơ quan THTT và ngƣời THTT trong việc bảo đảm thực thi các quyền và nghĩa vụ của ngƣời làm chứng.

Cần có cơ chế đảm bảo cho công dân quyền đƣợc trở thành ngƣời làm chứng trong vụ án hình sự nhƣ: Phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân đảm bảo bất cứ công dân nào cũng có quyền trở thành nguời làm chứng, phát huy ý thức công dân coi việc ra tòa làm chứng là nghĩa vụ của công dân đồng thời cũng là quyền của công dân.

Bổ sung các quy định mới về chế độ thƣởng, phạt, có cơ chế khuyến khích vật chất đối với những ngƣời làm chứng có thái độ khai báo tích cực và cung cấp các thông tin có giá trị giúp CQĐT nhanh chóng xác định tội phạm.

3.2.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tố tụng, người tiến hành tố tụng

Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan THTT, ngƣời THTT. Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 cũng đã khẳng định “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình” [17, tr.18-20]. Do đó, cần xác định đúng vị trí của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán là những nhân vật trung tâm của quá trình giải quyết vụ án, giao cho họ những thẩm quyền tố tụng cần thiết để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Bảo đảm quyền hạn phải đi đôi với nâng cao trách nhiệm, chỉ khi quyền hạn gắn với trách nhiệm thì ngƣời THTT mới thận trọng hơn trong việc xử lý vụ án. Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trƣởng CQĐT, Viện trƣởng VKS, Chánh án trong việc tổ chức,

chỉ đạo hoạt động tố tụng. Mỗi công việc của cơ quan, đơn vị đều phải có

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền con người (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)