Trong TTHS, bị can, bị cáo là những ngƣời tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tùy theo giai đoạn tố tụng khác nhau mà tên gọi cũng nhƣ địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ TTHS) của ngƣời đó cũng khác nhau.
Bị can
Theo Điều 49 BLTTHS năm 2003, bị can là ngƣời đã có quyết định khởi tố về hình sự. Kể từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can, ngƣời bị khởi tố về hình sự đƣợc gọi là bị can trong vụ án hình sự [42]. Trƣớc khi khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền phải xác định đƣợc có sự kiện phạm tội xảy ra, tội phạm gì, quy định tại điều, khoản nào của BLHS, lỗi của ngƣời thực hiện hành vi đó (cố ý hay vô ý) và không có các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đã thực hiện hành vi đó. So với ngƣời bị tạm giữ, bị can có mức độ bị tình nghi thực hiện tội phạm cao hơn, do vậy, mức độ hạn chế quyền con ngƣời cũng cao hơn; thời hạn bị cách ly khỏi xã hội do bị tạm giam dài hơn; các biện pháp cƣỡng chế TTHS, đặc biệt là ngăn chặn có mức độ nghiêm khắc cao hơn; chế độ giam giữ cũng nhƣ chế độ thăm nuôi của ngƣời nhà cũng nghiêm khắc và chặt chẽ hơn.
Bảo đảm các quyền con ngƣời của bị can, pháp luật TTHS quy định bị can có các quyền: biết mình bị khởi tố về tội gì; đƣợc giải thích quyền và nghĩa vụ; đƣợc trình bày lời khai, đƣợc đƣa ra đồ vật, tài liệu, yêu cầu; đƣợc đề nghị thay đổi ngƣời THTT, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch theo quy định của BLTTHS; đƣợc bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; đƣợc nhận các quyết định tố tụng của các cơ quan THTT nhƣ quyết định truy tố …[42, Điều 49, Khoản 2]. Để đảm bảo cho các quyền trên đây đƣợc tôn trọng BLTTHS năm 2003 còn quy định thời hạn tạm giam, thẩm quyền ra lệnh tạm giam và cách thức thực hiện lệnh tạm giam [42, Điều 88], thẩm quyền điều tra [42, Điều 119], sự tham dự của ngƣời chứng kiến [42, Điều 123]; biên bản điều tra; căn cứ và cơ sở để khởi tố bị can [42, Điều 126]; các yêu cầu của các hoạt động điều tra nhƣ hỏi cung bị can [42, Điều 131], đối chất [42, Điều 138], nhận dạng [42, Điều 139], kê biên tài sản [42, Điều 146], xem xét dấu vết trên thân thể [42, Điều 152], thực nghiệm điều tra [42, Điều 153]; đình chỉ điều tra [42, Điều 164], thời hạn quyết
định truy tố [42, Điều 166]… Bên cạnh đó, bị can có quyền đƣợc khiếu nại quyết định tố tụng và hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi các quyền của họ bị vi phạm. Đặc biệt, BLTTHS quy định việc nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với bị can, bị cáo [42, Điều 18] nhằm ngăn chặn sự vi phạm quyền con ngƣời của bị can có thể có từ phía cơ quan THTT, ngƣời THTT.
Bảo đảm quyền con ngƣời của bị can còn là trách nhiệm của hai cơ quan THTT trong giai đoạn điều tra, truy tố là CQĐT và VKS. Theo quy định của BLTTHS thì các quyết định khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, đình chỉ vụ án hình sự, tạm đình chỉ vụ án hình sự, bản kết luận điều tra cũng nhƣ bản cáo trạng của CQĐT phải đƣợc gửi cho VKS cùng cấp để kiểm sát, phê chuẩn. Tƣơng tự, các quyết định thay đổi, hủy bỏ hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn, đình chỉ, tạm đình chỉ, đƣa vụ án ra xét xử của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng phải đƣợc gửi cho VKS cùng cấp để kiểm sát. Ngoài hình thức gián tiếp bảo đảm quyền con ngƣời của bị can thông qua việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên, VKS còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động của CQĐT cùng cấp nhƣ khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi… Với sự tham gia trực tiếp của VKS cùng cấp và các hoạt động điều tra, hoạt động của CQĐT đƣợc tiến hành đúng pháp luật, không vi phạm thô bạo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Bằng những hoạt động đó, những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can trong giai đoạn điều tra, truy tố bị loại trừ. Bị can chỉ trở thành bị cáo khi Tòa án ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử nên Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con ngƣời của bị can. Trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án, trong thời hạn luật định ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có một trong những căn cứ mà pháp luật quy định [42, Điều 178] hoặc quyết định tạm đình
chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự [42, Điều 105 và Điều 107] hoặc quyết định đƣa vụ án ra xét xử [42, Điều 176].
Thực tế việc bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS của bị can đã đƣợc những ngƣời có thẩm quyền tôn trọng đúng theo quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, không phải lúc nào và không phải quyền nào của bị can cũng đều đƣợc tôn trọng một cách đúng đắn. Thực tế, có trƣờng hợp những ngƣời có thẩm quyền điều tra đã bức cung, nhục hình bị can. Ví dụ: vụ án 5 công an gồm ông Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45, Công an tỉnh Phú Yên), ông Nguyễn Tấn Quang (thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa), ông Phạm Ngọc Mẫn (thƣợng úy), ông Đỗ Nhƣ Huy (trung úy), ông Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy, đều là cán bộ điều tra, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa) dùng nhục hình đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, trú tại thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), nghi can của một vụ trộm [3].
Ngoài ra, các quyền của bị can dễ bị xâm phạm nhất là quyền đƣợc trình bày lời khai, quyền đƣợc giải thích các quyền của mình để đƣợc sử dụng cũng nhƣ nghĩa vụ của họ phải thực hiện. Còn xảy ra tình trạng vi phạm các quyền nêu trên của bị can vì do trình độ hiểu biết của bị can quá thấp hoặc do cơ quan THTT gây khó khăn, cản trở hoạt động của ngƣời bào chữa vì quan điểm cho rằng ngƣời bào chữa tham gia TTHS có thể tác động đến lời khai của bị can, gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Đặc biệt, trong trƣờng hợp bị can phạm tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình, bị can là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất mà họ hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời ngƣời bào chữa nhƣng cơ quan THTT cũng không yêu cầu ngƣời bào chữa cho họ là vi phạm nghiêm trọng pháp luật TTHS và quyền con ngƣời trong TTHS của bị can.
Bị cáo
Theo điều 50 BLTTHS năm 2003, bị cáo là ngƣời đã bị Tòa án quyết định đƣa ra xét xử. Sau khi CQĐT kết thúc điều tra, thấy rằng có đủ chứng cứ để khẳng định rằng bị can đã phạm tội do BLHS quy định thì đề nghị VKS truy tố ra trƣớc Tòa án [42]. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán đƣợc phân công chủ tọa phiên tòa thấy rằng có đủ điều kiện để đƣa vụ án ra xét xử mà không phải trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung, không có căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án thì ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Từ thời điểm này, bị can trở thành bị cáo trong vụ án hình sự.
Bị cáo là ngƣời bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị buộc tội nên có khả năng bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế do pháp luật TTHS quy định, có nguy cơ bị xâm phạm các quyền con ngƣời nên cần các quyền tƣơng ứng và các biện pháp bảo đảm. Việc quy định quyền con ngƣời của bị cáo chính là cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời trong TTHS của bị cáo. Pháp luật TTHS quy định bị cáo có các quyền nhƣ đƣợc tham gia phiên tòa; đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ; đƣợc đề nghị thay đổi ngƣời THTT, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch; đƣợc đƣa tài liệu; đƣợc tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; đƣợc trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; đƣợc nói lời sau cùng trƣớc khi bị nghị án; đƣợc kháng cáo bản án, quyết định của ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng [42, Điều 5]; đƣợc nhận quyết định đƣa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ vụ án, bản án, quyết định của tòa án, các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS năm 2003. Nếu tại phiên tòa phát hiện vắng mặt ngƣời bào chữa mà vụ án thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003, do trƣớc đây bị can (nay là bị cáo) hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ (thuộc trƣờng hợp bị cáo là ngƣời chƣa thành niên hoặc ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần) không mời đƣợc ngƣời bào chữa và CQĐT, VKS cũng
không đề nghị Đoàn luật sự yêu cầu Văn phòng luật sƣ cử ngƣời bào chữa cho bị can, nay là bị cáo thì Tòa án phải hoãn phiên tòa và đề nghị Đoàn luật sự yêu cầu Văn phòng luật sƣ cử ngƣời bào chữa để bào chữa cho bị cáo.
Đặc biệt, thể chế hóa tinh thần tranh tụng của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, pháp luật TTHS quy định bị cáo có quyền trình bày ý kiến về luận tội của VKS và đƣa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đƣa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến; chủ tọa phiên tòa không đƣợc hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những ngƣời tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến và có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến tranh luận của những ngƣời tham gia tố tụng [42, Điều 218]. Đồng thời, pháp luật TTHS cũng quy định khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ đƣợc căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã đƣợc thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác tại phiên tòa [42, Điều 222]. Các quy định này nhằm khắc phục tình trạng Kiểm sát viên không tham gia tranh luận đầy đủ khi thực hành quyền công tố và bản án của Tòa án không hoàn toàn dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Thống kê các vụ án hình sự của TAND và Tòa án quân sự các cấp từ năm 2007-2013:
Năm 2007, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm 75.191 vụ án hình sự với 128.126 bị cáo trong tổng số 77.198 vụ với 132.425 bị cáo đã thụ lý, đạt 97,4% số vụ và 96,7% số bị cáo; tăng hơn 0,4% so với cùng kỳ năm trƣớc và vƣợt 7,4% so với chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,63% (do nguyên nhân chủ quan là 0,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,23%), bị sửa là 4,43% (do nguyên nhân chủ quan là 1,05% và do nguyên nhân khách quan là 3,38%). So với năm 2006, tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị hủy tăng 0,03% và bị sửa tăng 0,33% [54].
Năm 2008, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 79.291 vụ án hình sự với 135.976 bị cáo; đã giải quyết, xét xử đƣợc 77.407 vụ án với 131.893 bị cáo, đạt 97,6% số vụ và 97% số bị cáo (vƣợt 5,6% so với chỉ tiêu đề ra). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 63.040 vụ với 109.338 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 14.165 vụ với 22.259 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 202 vụ với 296 bị cáo. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,17% và do nguyên nhân khách quan là 0,43%), bị sửa là 4,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,7% và do nguyên nhân khách quan là 3,9%). So với năm trƣớc, số vụ án bị huỷ do nguyên nhân chủ quan giảm 0,83%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,35% [55]
Năm 2009, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 80.104 vụ án với 138.823 bị cáo; đã giải quyết, xét xử đƣợc 78.343 vụ án với 134.717 bị cáo, đạt 97.8% số vụ và 97% số bị cáo. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 65.462 vụ với 114.344 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 12.687 vụ với 20.079 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 194 vụ với 294 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,71% (do nguyên nhân chủ quan là 0,38% và do nguyên nhân khách quan là 0,33%), bị sửa là 4,21% (do nguyên nhân chủ quan là 0,54% và do nguyên nhân khách quan là 3,67%). So với năm trƣớc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,21%, tỷ lệ bị sửa giảm 0,16% [56].
Năm 2010, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 71.680 vụ án với 121.793 bị cáo; đã giải quyết, xét xử đƣợc 68.381 vụ án với 114.988 bị cáo (đạt 95% số vụ và số bị cáo). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 55.221 vụ với 95.241 bị cáo (có 2.178 vụ án với 5.342 bị cáo Toà án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung); theo thủ tục phúc thẩm 12.971 vụ với 19.417 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 189 vụ với 330 bị cáo.
Tỷ lệ các bản án quyết định bị huỷ là 0,75% (do nguyên nhân chủ quan là 0,44% và do nguyên nhân khách quan là 0,31%); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan là 0,45% và do nguyên nhân khách quan là 4,65%). So với cùng kỳ năm trƣớc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,06%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,09% [57].
Năm 2011, Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, xét xử đƣợc 75.014 vụ án với 127.247 bị cáo, đại 97%, tăng hơn so với cùng kỳ năm trƣớc 6.633 vụ với 12.259 bị cáo, trong đó giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 60.925 vụ với 107.000 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 13.896 vụ với 19.989 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 193 vụ với 258 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0.5% (do nguyên nhân chỉ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 4,8% (do nguyên nhân chủ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 4,4%). So với cùng kỳ năm trƣớc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,04%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,05% [58].
Năm 2012, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 83.116 vụ với 146.968 bị cáo, tăng 6.222 vụ với 15.540 bị cáo so với cùng kỳ năm trƣớc; đã giải quyết, xét xử đƣợc 81.643 vụ án với 144.448 bị cáo (đạt 98% số vụ và số bị cáo), tăng 6.629 vụ với 17.241 bị cáo; cụ thể:
- Giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 67.369 vụ với 122.960 bị cáo (trong đó có 27 vụ án với 68 bị cáo về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, 321 vụ án với 733 bị cáo về các tội tham nhũng, 15.285 vụ án với 19.260 bị cáo về các tội ma túy, 11.637 vụ án với 19.674 bị cáo về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ngƣời, 26.617 vụ án với 45.866 bị cáo về các tội xâm phạm sở hữu, còn lại là các tội phạm khác). Các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình và tù chung thân đối với 530 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 81.843 bị cáo; xử phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo
25.458 bị cáo, bằng 22% (trong đó có 155 bị cáo phạm các tội về tham