Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngànhcông nghiệp phụ trợ ngành dệt may

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 25)

2.2.3. Vai trò của công nghiệp phụ trợ đối với sự phát triển của ngành dệt may

 Giúp ngành dệt may việt nam nâng cao giá trị gia tăng và chủ động hơn trong sản xuất

 Góp phần khai thác nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc cho ngành ngành Dệt may

 Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Dệt may

 Phát huy ảnh hưởng tác động “lan toả” trong phát triển hệ thống công nghiệp

2.2.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ ngànhdệt may. dệt may.

THỨ NHẤT: Thị trường.

Như đã nói ở trên, ngành công nghiệp phụ trợ có vai trò sản xuất các sản phẩm trung gian phụ trợ cho việc sản xuất một sản phẩm cuối cùng.Như vậy nếu có sự tương thích đủ lớn thì sự phát triển của ngành công nghiệp chính sẽ tạo ra thj trường ổn định phát triển có hiệu quả các ngành phụ trợ.

phẩm có chủng loại đa dạng và sản lượng không lớn thì khối lượng sản xuất bông, vải, sợi...sẽ nhỏ, giá thành sẽ tăng cao. Điều ấy dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm của ngành phụ trợ.Làm cho các ngành phụ trợ kém phát triển. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may, đặc biệt là dệt may xuất khẩu. Do đó để ngành phụ trợ phát triển tương xứng, đáp ứng được nhu cầu của dệt may trong nước thì cần một chính sách đầu tư đồng bộ, liên kết chặt chẽ giữa các DN phụ trợ và DN khu vực hạ nguồn. Đảm bảo được chất lượng sản phẩm phụ trợ và thị trường tiêu thụ.

THỨ 2: Vốn.

Việc đầu tư vốn vào khu vực phụ trợ ngành dệt may bất lợi hơn so với khu vực hạ nguồn do khối lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời hạn đầu tư và hoàn vốn dài, mức độ rủi ro cao. Do đó việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may và chính sách huy động phát triển các nguồn lực ấy có vai trò rất to lớn trong việc bào đảm các ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may phát triển có hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu nguyên nhiêu liệu của ngành dệt may.

Bên cạnh đó việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành phụ trợ cũng là một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện. Với sự gia tăng của vốn FDI vào ngành công nghiệp dệt may, đồng thời nhiều doanh nghệp phụ trợ cũng ra đời và phát triển chủ yếu phục vụ cho hoạt động chính của ngành dệt may, cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may phát triển.

THỨ 3: Khoa học kỹ thuật và Công nghệ.

Đây là nhân tố quan trọng không chỉ với ngành dệt may mà còn cả với công nghiệp phụ trợ của ngành. Do tính chất khoa học công nghệ thường xuyên thay đổi và phát triển không ngừng để theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Vì vậy việc áp dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ vào các ngành phụ trợ cho ngành dệt may có tính chất dẫn dắt sự phát triển của ngành dệt may, nhờ việc tạo ra những chất liệu vải mới, đa dạng hóa các sản phẩm dệt may, làm thay đổi căn bản trong thiết kế và tạo sản phẩm mới ở ngành dệt may. Ngược lại, sự phát triển của ngành may mặc đòi hỏi ngành phụ trợ phải không ngừng phát triển để tạo ra những nguyên nhiên liệu mới, đáp ứng nhu cầu của ngành. Sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mai điện tử làm cho mối liên hệ giữa ngành công nghiệp dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ trở nên gần nhau hơn. Giảm tối thiểu thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy được sự phát triển của cả ngành dệt may lẫn ngành phụ trợ.

THỨ 4: Các chính sách của nhà nước với phát triển công nghiệp phụ trợ

Quan điểm của nhà nước về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may trong đinh hướng phát triển chung của ngành dệt may cả nước tác động trực tiếp đến quy mô, cơ 20

cấu của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may. Mặt khác các chính sách phụ trợ phát triển khu vực công nghiệp phụ trợ như chính sách nội địa hóa, chính sách đầu tư phát triển ngành nguyên liệu, cơ khí... phục vụ ngành dệt may, chính sách thuế đánh vào khâu nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm bông, tơ sợi...và mức độ đầu tư của nhà nước vào nghiên cứu khoa học công nghệ, tất cả quyết định sự phát triển của ngành phụ trợ dệt may.

THỨ 5: Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu.

Ngành công nghiệp dệt may không phải là một ngành riêng lẻ, mà nó có một chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, mối liên hệ kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên mật thiết. Việc đảm bảo quan hệ giữa ngành dệt may và các ngành phụ trợ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà cần thực hiện trong phạm vi khu vực và thế giới. Điều đó buộc mối quốc gia phải cân nhắc mức độ đầu tư vào ngành phụ trợ trong nước, không những chỉ dệt may trong nước cân gì thì ngành phụ trợ mới sản xuất cái đó. Mà cần mở rộng xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ dệt may, và tăng cường tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may để tạo được lợi thế cho các mặt hàng hệt may xuất khẩu

2.3.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.1. Công nghiệp phụ trợ Dệt may:

2.3.1.1. Quy mô và trình độ phát triển:

A. Ngành công nghiệp sản xuất xơ sợi tổng hợp Việt Nam

Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp sản xuất sợi Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn. Tổng sản lượng sợi mới chỉ đạt 170.000 tấn/năm, trong đó có 40% sợi bông trải thô và OE, 36% Pe/Co, 22% sợi bông trải kỹ và 2% các loại sợi khác. Khối lượng này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu sử dụng của ngành Dệt may. Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa thể tự sản xuất được các loại xơ - sợi tổng hợp và các sản phẩm hóa dầu.Ngành công nghiệp hóa dầu của Việt Nam hiện nay mới ở giai đoạn đầu phát triển, tập trung chủ yếu ở khâu gia công các sản phẩm hóa dầu từ nguyên liệu nhập khẩu gần 100%. Một số đề án hóa dầu khác như sợi PES, PP, PS, LAB… đã đưa vào quy hoạch xây dựng nhưng đều dừng lại ở giai đoạn đàm phán, chưa triển khai được, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hóa dầu ngày một tăng. Đến năm 2009, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất ra đời thì sản phẩm polypropylen của nhà máy cũng chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của cả nước. Và dự kiến khu liên hợp hóa dầu Nghi Sơn ra đời, hoạt động với công suất 100% (260 nghìn tấn polyeste/năm và 300 nghìn tấn polypropylen/năm) thì cũng mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ các loại xơ sợi trong nước. Vì thế Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các loại xơ – sợi tổng hợp.

Sản lượng sợi tổng hợp nhập khẩu trung bình hàng măm là 143000 tấn, trong đó chủ yếu là sợi polyeste – loại sợi có nhiều công dụng, dễ dàng sử dụng và có nhu cầu thương mại cao, chiếm tới 109000 tấn/năm. Các loại xơ để sản xuất sợi cũng phải nhập khẩu với khối lượng lớn, như xơ polyeste được nhập khẩu với sản lượng khoảng 40000 tấn/năm.

Như vậy, nguyên nhân chính là do trình độ công nghệ của nước ta hiện nay còn thấp, công nghiệp hóa dầu chưa phát triển nên các sản phẩm xơ – sợi tổng hợp cung cấp cho ngành Dệt may hiện nay đều phải nhập khẩu 100%. Điều này đã gây cản trở rất nhiều cho việc phát triển công nghiệp dệt may ở Việt Nam và trực tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường.

B. Ngành công nghiệp cơ khí Dệt may Việt Nam

Cơ khí công nghiệp nhẹ là ngành có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu phụ tùng và đổi mới thiết bị, là một bộ phận cơ khí ngành trong lực lượng cơ khí chung của cả nước. Sự phát triển của công nghiệp cơ khí có tác động đến tất cả các ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp Dệt may.

Theo số liệu thống kê thì bên cạnh các xưởng cơ khí của các công ty Dệt thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, làm nhiệm vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng, cơ kiện còn có 4 doanh nghiệp cơ khí chuyên ngành phục vụ cho công nghiệp Dệt may. Đó là:

 Công ty cơ khí Dệt may Hưng Yên  ông ty cơ khí may Gia Lâm

 Công ty cơ khí Dệt may Nam Định  Công ty cơ khí Dệt may Thủ Đức

Trong thời gian qua, các đơn vị này tuy đã có nhiều cố gắng nhưng giá trị sản xuất mỗi năm chỉ vào khoảng 9 triệu USD, tương đương gần 4000 tấn phụ tùng. Các phân xưởng cơ khí trong các nhà máy này chủ yếu giải quyết những phụ tùng đơn giản, khối lượng ít, phục vụ sửa chữa đột xuất, và bảo toàn bảo dưỡng cho các thiết bị công nghệ. Còn những phụ tùng khó chế tạo, khối lượng nhiều cho đến các thiết bị lẻ phải do các nhà máy cơ khí chuyên ngành đảm nhiệm.

Về năng lực sản xuất của các công ty cơ khí Dệt may chưa phát huy hết công suất thiết kế ban đầu là vì 1 số nguyên nhân sau:

Dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ, lạc hậu, chất lượng thiết bị xuống cấp, độ chính xác thấp, mặt hàng bị hạn chế

Các công ty cơ khí nói chung vẫn chưa tập trung đầu tư thích đáng, công tác tiếp thị xúc tiến bán hàng còn nhiều bất cập.

Quy mô sản xuất và trình độ phát triển của công nghiệp cơ khí Dệt may phụ thuộc 22

vào sự phát triển của 4 doanh nghiệp này:  Công ty cơ khí Dệt may Hưng Yên:

Công ty được thành lập từ những năm 60, với thiết kế ban đầu sản lượng là 600 tấn/năm phụ tùng cơ khí.Trải qua nhiều năm hoạt động, khai thác, chất lượng máy móc thiết bị đã giảm sút nghiêm trọng. Quy mô đầu tư ban đầu lớn, nhiều công đoạn theo mô hình khép kín (từ luyện kim, gia công cơ khí, gia công áp lực, mạ…) đã làm hạn chế tính năng động của sản xuất cơ khí ngành, không chuyên sâu dẫn đến tình trạng công ty không khai thác hiệu quả các thiết bị đã được đầu tư. Năm 2003 với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty, sản lượng mới khai thác được khoảng 450 tấn/năm phụ tùng cơ khí. Doanh thu đạt 19,8 tỷ đồng, trong đó các sản phẩm cơ khí đạt 12,5 t ỷ; các sản phẩm may và sản phẩm khác đạt 7,3 tỷ đồng.

• Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chủ yếu tập trung vào các sản phẩm đơn lẻ chiếm 80% sản lượng, trong đó:

• Phục vụ cho ngành Dệt: 30% • Ngành xi măng : 50% • Ngành khác : 20%  Công ty cơ khí Dệt may Nam Định:

Công ty được xây dựng với thiết kế ban đầu sản lượng là 250 tấn/năm phụ tùng cơ khí. Năm 2003 công ty mới khai thác được khoảng 30% công suất, sản lượng khai thác là 80 tấn/năm phụ tùng cơ khí, doanh thu đạt 8,5 tỷ đồng (doanh thu 9 tháng năm 2004 đạt 5,197 tỷ đồng).

Sản phẩm của công ty bao gồm các phụ tùng cơ khí đã qua gia công cắt gọt, ngoài ra đã có thời kỳ công ty chế tạo các máy dệt, nâng cấp cải tiến máy dệt.Cho đến nay, công ty đã tạo dựng được sản phẩm truyền thống cho mình đó là các sản phẩm đúc.Đây là những sản phẩm có thế mạnh và chất lượng của công ty.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của các xí nghiệp sản xuất cơ khí khác của cả nước và các công ty cơ khí của ngành, công ty cơ khí Dệt may Nam Định gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, có thời gian sản xuất hầu như bị ngưng trệ do những hạn chế vế quản lý, về thiết bị và công nghệ sản xuất.

Công ty cơ khí may Gia Lâm:

Công ty cơ khí may Gia Lâm có trình độ phát triển nổi trội hơn trong sản xuất kinh doanh so với các công ty cơ khí khác trong ngành. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty chú trọng đến công tác đầu tư chiều sâu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách hàng. Trong bối cảnh khó khăn của ngành cơ khí nói chung và cơ khí Dệt may nói riêng, thì hướng đi này đã mang lại hiệu quả cho công ty.

Năm 2003 doanh thu của công ty đạt 21,8 tỷ đồng, năm 2004 là trên 40 tỷ đồng.

Sản phẩm cơ khí phục vụ cho lĩnh vực Dệt may chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của công ty, theo đó 80% doanh thu mang lại từ các sản phẩm phục vụ ngành may; 20% doanh thu là từ các sản phẩm phục vụ các ngành khác.

Các sản phẩm chủ yếu cung cấp cho ngành may bao gồm: bàn máy, máy sang chỉ, máy kiểm tra vải, máy cắt vòng, máy dập cúc. Các trang thiết bị khác như bàn ghế, tủ, xe vận chuyển, hệ thống máng điện chiếu sáng trang bị cho ngành may.

Công ty cơ khí Dệt may Thủ Đức:

Công ty cơ khí Dệt may Thủ Đức được xây từ tháng 1 năm 1977 và đi vào hoạt động tháng 11 năm 1981. Trang thiết bị chủ yếu của Cộng hòa Dân chủ Đức viện trợ với sản lượng thiết kế: 13.200 cọc sợi/2 ca – năm; 6.600 đoạn suốt sắt/2 ca – năm.

. Năm 2003, doanh thu đạt 13,4 tỷ đồng ( doanh thu 9 tháng đầu năm 2004 đạt 15,657 tỷ đồng). Sản phẩm của công ty mang tính chất đặc thù đó là các sản phẩm nồi, cọc, suốt, thiết bị kiểm vải… cung cấp cho ngành Dệt may, ngoài ra còn sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành khác như Thực phẩm, Nông nghiệp, Than, Xe máy… Đặc biệt các sản phẩm của công ty đã xuất khẩu tới các nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đài Loan…

Tuy vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn thử thách bởi cơ chế thị trường, bởi chất lượng thiết bị, công nghệ xuống cấp, lạc hậu… Do vậy, yêu cầu cấp bách đối với công ty Dệt may Thủ Đức là phải tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường liên kết sản xuất nhằm khai thác tối đa thị trường.

C. Ngành công nghiệp hóa chất phục vụ công nghệ nhuộm, in hoa và hoàn tất

Các loại thuốc nhuộm

Trong ngành Dệt Việt Nam hiện nay, các sản phẩm từ bông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (48%), thứ đến là các sản phẩm từ xơ tổng hợp, như: polyester (25%), nylon (9%), acrylic (7%), và các sơ biến tính khác. Để làm tăng sức hấp dẫn, bắt mắt của các sản phẩm trên thì thuốc nhuộm là 1 phụ phẩm tối quan trọng. Nhờ có thuốc nhuộm mà màu sắc của sản phẩm may mặc trở nên đa dạng hơn phù hợp với sự lựa chọn của nhiều lớp khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm phục vụ cho ngành Dệt may chưa phát triển, chúng ta chưa tự sản xuất được các sản phẩm thuốc nhoặc sản xuất với giá thành rất cao nên 100% thuốc nhuộm sử dụng trong ngành Dệt may đều phải nhập khẩu.

BẢNG 3:Tổng hợp giá trị nhập khẩu thuốc nhuộm của Việt Nam hiện nay

Loại Lượng nhập khẩu (tấn/năm) Thành tiền Tỷ lệ nhập khẩu (%) Tỷ đồng USD Thuốc nhuộm 3275,00 491,25 31.091.772 100

Thuốc nhuộm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị hóa chất, thuốc nhuộm sử dụng cho ngành Dệt may (khoảng 50%) nhưng Việt Nam chưa cung cấp được sản phẩm này do trình độ phát triển còn thấp và chưa có được sự quan tâm cần thiết.

Những năm gần đây, thuốc nhuộm của một số nước trong khu vực được sử dụng một cách rộng rãi và có giá rẻ và cung cấp nhanh chóng, đó là: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc.

Các loại chất trợ

Các loại chất trợ sử dụng trong ngành Dệt may rất phong phú, đa dạng. Nhưng khả năng cung cấp của Việt Nam rất thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu. Các loại chất trợ do Việt Nam sản xuất gồm: Các loại hồ Anginat có nguồn gốc từ rong biển, một số chất giặt rửa thông thường như: xà phòng, bột giặt… Đây là những sản phẩm có công nghệ sản

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w