XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO NGÀNHCÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 52)

3.2.1.Phân tích ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong những năm qua thông qua mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Mc.Porter

Micheal Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard trong cuốn sách " Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors" đã đưa ra nhận định về các lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh theo đó có 5 lực lượng cạnh tranh chính trong mọi ngành kinh doanh gồm: Nhà cung ứng, đối thủ tiềm ẩn, khách hàng,sản phẩm thay thế, cạnh tranh nội bộ ngành. Công cụ này được sử dụng để phân tích đặc tính và phạm vi hoạt động của ngành mà người làm kinh doanh đang hoạt động hoặc hướng tới. Dưới đây là mô hính 5 lực lượng cạnh tranh của Mc.Porter:

3.2.1.1.Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Một thực trạng trong những năm vừa qua là các lĩnh vực của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.Các nhà cung cấp chủ yếu là từ nước ngoài chỉ có một số lĩnh vực là sử dụng một phần nguyên

liệu từ trong nước. Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa thể tự sản xuất được các loại xơ - sợi tổng hợp và các sản phẩm hóa dầu.quy hoạch xây dựng nhưng đều dừng lại ở giai đoạn đàm phán, chưa triển khai được, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hóa dầu ngày một tăng. Đến năm 2009, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất ra đời thì sản phẩm polypropylen của nhà máy cũng chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của cả nước.

Ở Ngành công nghiệp cơ khí dệt may tuy có 4 nhà máy trong nước nhưng cũng chỉ đáp ứng được 20-30% còn vẫn phải nhập khẩu 70-80% các thiết bị, máy móc Dệt may…..

Những điều trên đã cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ dệt may vẫn bị lệ thuộc vào các nhà cung ứng từ nước ngoài, còn trong nước chỉ có một số doanh nghiệp lớn hoạt động nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu.vì vậy dễ xảy ra tình trạng bị nhà cung ứng ép giá, rơi vào tình trạng bị động về nguyên liệu.Ngành công nghiệp phụ trợ trong nước bị cạnh tranh bởi các sản phẩm từ nước ngoài. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức.

3.2.1.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hang

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành:

Về quy mô: Đối với ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam khách hàng chủ yếu là

các doanh nghiệp dệt may trong nước. Quy mô của các khách hàng tương đối lớn với số lượng các doanh nghiệp. Tính đến năm 2010 cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp.

Tầm quan trọng: Vì công nghiệp phụ trợ vẫn là ngành mới và chưa phát triển nên khách

hàng của ngành chưa được rộng lớn,khách hàng ngoài nước vẫn chưa biết đến các sản phẩm phụ trợ dệt may của nước ta vậy nên các doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn là khách hàng chính và có tầm quan trọng lớn đối với ngành phụ trợ dệt may.

Chi phí chuyển đổi khách hàng: Để chuyển sang khách hàng ở nước ngoài thì chi phí là

rất lớn vì khi đó các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư phát triển kĩ thuật,công nghệ, máy móc thiết bị…chi phí cho hoạt động đó là rất lớn trong khi ngày nay tình hình kinh tế rất khó khăn. Mặt khác để các doanh nghiệp nước ngoài biết đến sản phẩm của ngành thì việc thúc đẩy quảng cáo, quảng bá sản phẩm là rất cần thiết và việc đó có chi phí cũng không hề nhỏ.

nghiệp trong nước và họ có tầm quan trọng cao với ngành cũng như họ có quyền lực đàm phán lớn với các doanh nghiệp trong ngành .

3.2.1.3.Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

- Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn :Kỹ thuật ,vốn, các yếu tố thương mại (Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng),

- Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....

Sức hấp dẫn của ngành: Trên thế giới ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển từ rất lâu

nhưng tại Việt Nam đây là ngành mới phát triển và hiện nay nhà nước đang có rất nhiều chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.Trong khi đó, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành vẫn còn rất ít và chưa đáp ứng được hay chỉ đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may trong nước.Vì vậy, đây sẽ là ngành có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ dệt may tại Việt Nam.

Những rào cản gia nhập ngành: Để có thể gia nhập ngành công nghiệp phụ trợ đòi hỏi

nguồn lao động có trình độ cao ,máy móc thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn để phục vụ cho việc xậy dựng, sản xuất những sản phẩm mới,đa dạng phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.một doanh nghiệp khi đã gia nhập được ngành cần phải có một hệ thống phân phối sản phẩm rộng điều này rất khó với doanh nghiệp mới khi mà chưa có thương hiệu và khách hàng họ vẫn tin vào những sản phẩm có uy tín trên thị trường

Các nguồn lực đặc thù: Có một điều thuận lợi khi mà muốn thành lập doanh nghiệp hoạt

động trong ngành công nghiệp phụ trợ dệt may đó là chính phủ đang khuyến khích ngành này phát triển với nhiều ưu đãi cũng như Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với giá cả rẻ tuy nhiên trình độ lao động vẫn chưa cao.

KẾT LUẬN: Trong tương lai sẽ có nhiều đối thủ gia nhập ngành công nghiệp phụ trợ dệt

may ở Việt Nam điều đó sẽ gây áp lực cạnh tranh mạnh đến các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay cần có những chiến lược phù hợp cho tương lai.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 52)