Chú trọng đầu tư công tác quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 66)

thời trang thh thương hiệu càng nổi tiếng, được nhiều người biết đến thì sự thành công của sản phẩm càng lớn.

Các doanh nghiệp cần tạo được uy tín trong tâm trí của khách hàng với việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao giá cả phải chăng.Mặc dù người Việt Nam vẫn có xu hướng chuộng hàng ngoại nhập nhưng ngày nay xu hướng tiêu dùng hàng trong nước đang tăng dần.các doanh nghiệp cần tranh thủ các chính sách khuyến khích của nhà nước như chính sách “ người Việt dùng hàng Việt” để giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng. Thị trường trong nước là một thị trường lớn với dân số hơn 80 triệu dân vì thế nhu cầu của họ là rất lớn.Các doanh nghiệp cần có những chương trình, những đợt quảng cáo,giới thiệu sản phẩm thường xuyên và có mức lan tỏa lớn đến khách hàng cũng như việc tăng cướng sử sụng công nghệ tin học trong quảng bá sản phẩm trên internet.Để vươn ra thị trường thế giới các doanh nghiệp cần có tầm nhìn rộng lớn ,có những chính sách quảng bá sản phẩm hợp lí cùng với việc tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các nước trên thế giới và có thể thâm nhập vào những thị trường tiềm năng như EU, Mỹ từ đó sẽ nhận được những đơn hàng lớn đem về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mình.

KẾT LUẬN

Ngành dệt may là ngành công nghiệp có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Đến nay, ngành dệt may được coi là một trong những ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi nó sử dụng nhiều lao động và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam (chỉ đứng sau ngành dầu khí). Do đó, nó cũng được đặt vào một trong những ngành công nghiệp chủ lực.Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành dệt may lại gặp nhiều vấn đề khó khăn như thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, hơn hết là sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ đã kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của ngành dệt may Việt Nam.

Trên thực tế, ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may ở nước ta tồn tại với quy mô các doanh nghiệp quá nhỏ, hơn nữa lại manh mún, số lượng sản phẩm không nhiều, vì

không có đủ năng lực công nghệ nên những sản phẩm sản xuất ra cũng chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu về cả số lượng và chất lượng nên việc xây dựng một chiến lược để phát triển ngành này làm bàn đạp cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, và trở thành một bộ phận trong dây truyền sản xuất quốc tế là rất cần thiết.

Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may của nhóm chúng em được thực hiện nhằm mục đích thông qua thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may của Việt Nam hiện nay để tìm kiếm giải pháp phù hợp giúp ngành công nghiệp còn non trẻ này có thể phát triển tốt hơn trong tương lai. Chúng em thấy rằng để làm được điều này cần phải có sự phối hợp giúp đỡ ở cả hai phía nhà nước và doanh nghiệp, nhà nước ban hành những chính sách làm hành lang pháp lý cho công nghiệp phụ trợ ngành dệt may có những ưu tiên cần thiết để phát triển tốt hơn.

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. PHAN TRỌNG

PHỨC đã tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian chúng em thực hiện đề tài nghiên

cứu khoa học này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Cù Thế Anh Hoàng Thị Thoi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấu trúc ngành và hiệu quả kinh tế, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp

2. Báo cáo tình hình hoạt động và triển vọng của ngành Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tháng 12/2006.

3. Chiến lược “tăng tốc” phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2010

4. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh tế phát triển, NSX Lao động – xã hội 5. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường, hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp

Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, 2005. 6. Nghiên cứu kinh tế số 359- tháng 4 năm 2008

7. PGS.TS Ngô Kim Thanh, Giao trình Quản trị chiến lược,NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

8. PGS.TS.Lê Văn Tâm, Giao trình Quản trị chiến lược kinh doanh, NXB Thống Kê 9. Quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Bộ

công nghiệp - Tập đoàn Dệt may Việt Nam

10. TS. Ngô Thắng Lợi, Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển KT-XH, NXB Thống Kê 11. http://my.opera.com/Quan%20tri%20doanh%20nghiep/blog/show.dml/1756579 12. http://tailieu.vn/tag/tai-lieu/ng%C3%A0nh%20d%E1%BB%87t%20may.html 13. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-12-2011-QD-TTg-chinh- sach-phat-trien-nganh-cong-nghiep-ho-tro-vb119295t17.aspx 14. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-34-2007-QD-BCN-phe- duyet-Quy-hoach-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-den-nam-2010-tam-nhin-2020- vb53984t17.aspx 15. http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Cong-nghiep-phu-tro-cham-phat- trien/493713.antd 16. http://www.baomoi.com/Cong-nghiep-phu-tro-Viet-Nam-Vi-sao-phat-trien-i- ach/45/4049770.epi 17. http://www.slideshare.net/guest3c41775/hng-dn-xy-dng-ma-trn-trong-quan-tri- chin-lc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...

...

...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 66)