Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:
Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh.. Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
•Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại •Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
• Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư • Ràng buộc với người lao động
• Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) • Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
Tình trạng ngành: Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may ở nước ta ở giai đoạn
mới phát triển trong khi đó nhu cầu đến từ phía khách hàng lại rất lớn chúng ta chưa đáp ứng được hết yêu cầu, tốc độ phát triển chưa cao các doanh nghiệp dệt may chủ yếu phải nhập khẩu các sản phẩm phụ trợ.Các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ sản xuất mặt hàng đơn giản có giá trị không cao.Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành không cao
Cấu trúc của ngành: Đối với công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam đây là
ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. bởi vì chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp.Ví dụ như ở ngành sản xuất phu liệu may doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu chiếm đến 68% cơ cấu ngành nhưng các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, sản xuất các mặt hàng phụ liệu đơn giản không đòi hỏi công nghệ cao, sản lượng nhỏ, dễ dàng thay đổi mẫu mã khi có yêu cầu.trong khi đó những doanh nghiệp liên doanh hoặc những doanh nghiệp có 100%
vốn đầu tư nước ngoài lại quá ít.
Các rào cản rút lui (Exit Barries): Các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong
ngành có rào cản rút lui không lớn vì các doanh nghiệp nhỏ có vốn đầu tư ít, máy móc thiết thị cũ kĩ, lạc hâu với lao động giá rẻ.Về phía chính phủ cũng không có ràng buộc gì đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
Đối với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp quốc doanh,liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài có rào cản rút lui lớn bởi vì họ có quy mô sản xuất rộng với vốn đầu tư lớn, máy móc thiết bị được đầu tư hiện đại với lực lượng lao động nhiều có trình độ tay nghề cao,tuy nhiên những thành phần này chiến tỉ lệ thấp trong cơ cấu ngành.
3.2.2. Phân tích mô hình SWOT để xây dựng chiến lược cho ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam
Qua mô hình 5 lực lược cạnh tranh của Mc.Porter ta đã thấy được những lợi thế và những điểm yếu trong cạnh tranh của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam những năm vừa qua. Vì vậy, để làm rõ hơn những cơ hội, nguy cơ những mặt mạnh mặt yếu của ngành để có thể đưa ra những chiến lược phù hợp trong những năm tới ta áp dung ma trận SWOT như sau:
SWOT CƠ HÔI(O)
O1:Chính sách mở cửa,thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ
O2: Việt Nam là thành viên chính thức của WTO O3: Các ngành công nghiệp hỗ trợ bắt đầu được quan tâm phát triển O4:Các doanh nghiệp trong nước đang rất cần những nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu kịp thời
05: Bắt đầu hình thành nên các cụm công nghiệp,khu công nghiệp phụ trợ ở các địa phương
NGUY CƠ (T)
T1:Việt Nam đang ở trong tình trạng Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
T2:Nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước chưa được chú trọng phát triển T3:Ngành công nghiệp phụ trợ trong những năm qua chưa phát triển T4:Chưa có liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDIvà doanh nghiệp trong nước.
T5:Sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực như Trung
Quốc,Thái lan….
T6:Môi trường tự nhiên có nguy cơ bị ô nhiễm
ĐIỂM MANH(S)
S1:Chi phí sử dụng lao động rẻ
S2:Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang rất cần các sản phẩm phụ trợ trong nước để giảm phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu. S3:Có sự ưu đãi về thị trường đầu ra trong nước S4: Bắt đầu hình thành nên một số nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành( vùng trồng bông ở Tây Nguyên, tỉnh miền Đông,nhà máy lọc dầu dung quất,nghi sơn)
CÁC CHIẾN LƯỢC S-O
1.Phương án chiến lược kết hợp S1,S2,S3 S4 với O1, O2, O3, O4 lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung vào sản phẩm phụ trợ phục vụ cho công nghiệp dệt may trong nước
CÁC CHIẾN LƯỢC S-T
1.Phương án chiến lược kết hơp S1,S2,S3,S4 với T4 lựa chọn chiến lược thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
2.Kết hợp S1,S2,S3 với T1 ,T6 để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tích cực cải thiện trình độ khoa học công nghệ, nâng cao lơi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may.
ĐIỂM YẾU(W)
W1 :Các cơ sở sản xuất phụ liệu may hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước W2:Công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị lạc hậu, chưa đổi mới
W3:Mạng lưới thông tin, dự báo thị trường chưa được quan tâm đúng mức W4:Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành còn rất hạn chế W5:Nguồn vốn để đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ cho may mặc không cao W6:Số lượng doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cho dệt may ít, manh mún, nhỏ lẻ W7:Các doanh nghiệp trong ngành chưa có sự liên kết với nhau trong sản xuất
W8: sản phẩm sản xuất ra trên thị trường chủ yếu là
CÁC CHIẾN LƯỢC W-O
1.Phương án chiến lược kết hợp W1,W3,W6,W7 với O1,O2,O3 lựa chọn chiến lược liên doanh, liên kết
2.Phương án chiến lược kết hợp,W4 với
O1,O2,O3 lực chọn chến lược chú trọng nâng cao, phát triển nguồn nhân lực.
CÁC CHIẾN LƯỢC W-T
1.Phương án chiến lược kết hợp W6,W5,W3 với T3,T4 lựa chọn chiến lược(về phía nhà nước) ,hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và đưa ra nhiều chính sách có lợi để hấp dẫn đầu tư
2.Phương án chiến lược kết hợp W6, W8 với T5 lựa chọn chiên lược sản xuất tạm thời đáp ứng 1 phần nhu cầu nội địa.
sản phẩm đơn giản, chất lượng chưa cao