dục và đào tạo để góp phần từng bước giải quyết vấn đề về nhân lực cho ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nói chung và các ngành công nghiệp phụ trợ khác nói riêng nhưng việc này chưa mang tính triệt để . Có nghĩa là chưa cải cách được đồng bộ theo cả hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy), và có một khối lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành CNPT. Trang thiết bị vật tư phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế, sinh viên các trường trung cấp , cao đẳng thiếu trang thiết bị để thực hành cho nên chất lượng đầu ra cong chưa cao. Đồng thời các khóa thực tập ngắn hạn của sinh viên cuối cấp cũng chưa thực sự có hiệu quả nên số nhân lực đủ yêu cầu để tiếp thu năng lực công nghệ còn hạn chế.
2.4.2.5. Chiến lược quản lý chất lượng hàng hóa:
Chính phủ đã chú trọng tới việc kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp phụ trợ và đã đặt việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng công nghiệp phụ trợ là giải pháp hang đầu. Bộ khoa học và công nghệ đã ban hành các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) . Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên kinh phí hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế vẫn còn hạn chế.