Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 60)

Cần đưa ra những biện pháp phù hợp để phát triển thị trường tiêu thụ của các sản phẩm phụ trợ Dệt may.

Với tình hình hạn chế về vốn và đầu tư như hiện nay công nghiệp phụ trợ Dệt may Việt Nam chưa thể tạo ra được thị trường xuất khẩu, vì vậy cần tập trung vào phát triển thị trường trong nước, đồng thời chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho xuất khẩu ở giai đoạn tiếp theo.

Đối với các doanh nghiệp: phải nắm vững và xử lý tốt những yêu cầu của thị trường

 Dệt may cần bắt đầu từ những yếu tố liên quan đến xúc tiến thương mại, vì doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ nói chung, công nghiệp phụ trợ Dệt may của Việt Nam nói riêng, ít được các nhà sản xuất, lắp ráp (đặc biệt là các nhà sản xuất nước ngoài) biết đến cụ thể:

• Thành lập các trung tâm tiếp thị nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tìm kiếm thị trường và giao dịch với khách hàng.

• Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc giới thiệu, tìm kiếm khách hàng và các mối liên kết ngang.

• Tăng cường quan hệ để mở rộng bạn hàng, nắm lấy một số nhà tiêu thụ lớn.  Các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng và đảm bảo hạ giá thành sản

phẩm trong quá trình sản xuất. Điều này vô cùng khó nhưng hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, WTO mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội. Vì chế độ hạn ngạch và thuế suất cao đối với các mặt hàng nhập khẩu không còn được áp dụng nên các sản phẩm phụ trợ Dệt may từ Trung Quốc trên thị trường nội địa càng nhiều và việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.

 Cung cấp sản phẩm phụ trợ đúng và đảm bảo chất lượng là yêu cầu càn thiết và đảm bảo đúng tiến độ giao hàng và thời gian giao hàng cho các doanh nghiệp Dệt may cũng là yếu tố bắt buộc nếu các doanh nghiệp phụ trợ muons đứng vững trên thị trường Việt Nam

Đối với nhà nước:

 Tạo điều kiện, khuyến khích tối đa các doanh nghiệp Dệt may trong nước sử dụng các sản phẩm phụ trợ nội địa, nhưng hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết dung lượng thị trường nội địa.

 Có thể áp dụng mức thuế VAT = 0 với các loại phụ loại sản phẩm phụ trợ trong nước phục vụ cho các doanh nghiệp may xuất khẩu để thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều hơn các sản phẩm có nguồn gốc nội địa.

chuyên ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ việc xúc tiến đầu tư và phát triển.  Hỗ trợ kết nối giữa giữa các doanh nghiệp FDI với các nhà cung cấp nội địa.

 Thông qua các biên pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu (đặc biệt là các hàng nhập lậu từ Trung Quốc) để bảo vệ thị trường trong nước

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w