Giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 62)

 Phát triển công nghiệp phụ trợ Dệt may gắn liền với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế, cần xây dựng các cơ chế hoạt động của các tổ chức tài chính để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và cơ chế bảo lãnh tín dụng khi thu hồi thông qua các tài khoản phải thu và thế chấp các tài khoản phải thu khi vay vốn các tổ chức tín dụng của nhà nước.

 Cũng theo kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc cho vay vốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể xây dựng hệ thống bảo lãnh tín dụng đầu tư thông qua các hiệp hội, hoặc thông qua ngân hàng hai bước.

 Phát triển mạnh các hoạt động thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp phụ trợ để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

 Khuyến khích mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, cho phép các doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập đối với lợi nhuận tái đầu tư phát triển.

nghệ, đào tạo nhân lực,… và các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao (như:công nghiệp hoá dầu…).

 Nhà nước dành một phần nguồn ngân sách đáng kể tạo nguồn vốn ban đầu cho một số quỹ hỗ trợ phát triển, như: quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ phát triển kha học công nghệ, quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w