PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆTMAY

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 47)

ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Mục tiêu

Trong nhiều năm qua, dệt may Việt Nam đã phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, gần như tất cả những nguyên vật liệu trọng yếu trong sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.Với các điều kiện hiện nay của Việt Nam, thì mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ Dệt may trong thời gian tới là “phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Dệt may nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa”. Trong đó, mục tiêu đối với các ngành cụ thể như sau:

• Đến năm 2015 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp, đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020.

• Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu các loại phụ liệu may như cúc, chỉ, khoá kéo… • Xây dựng 3 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở Hưng Yên, Long An và Bình

Dương, Đà Nẵng.

• Đối với công nghiệp cơ khí Dệt may: Sản xuất các sản phẩm đặc thù của cơ khí Dệt may, như: khung go, sản phẩm lược, lamen, dây go cho ngành Dệt; sản phẩm khuyên, nồi, suốt sắt… cho ngành kéo sợi; các sản phẩm chân bàn máy khâu, máy cắt, máy kiểm… phục vụ cho ngành may; với mục tiêu về khả năng nội địa hoá được xác định như sau:

BẢNG 9:Khả năng nội địa hoá các sản phẩm cơ khí Dệt may Việt Nam năm 2020

Sản phẩm Năm 2020 (%)

1. Khung go 70

2. Dây go, lamen 100

3. Nồi, khuyên 1

4. Suốt kéo dài 80

5. Lắp ráp thiết bị kéo sợi, dệt vải và nhuộm hoàn

tất 30

6. Chế tạo thiết bị ngành Dệt 45

(Nguồn: Bộ công nghiệp, Tổng công ty Dệt may Việt Nam) • Đối với các sản xơ sợi tổng hợp: mục tiêu đến năm 2015 đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước. Năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu và sau năm 2020 có thể xuất khẩu.

• Đối với ngành công nghiệp hóa chất: khả năng sản xuất đầy đủ là điều rất khó thực hiện. Vì vậy, mục tiêu phát triển ngành này trong giai đoạn tới là:

Giai đoạn 2010 – 2015, cùng với sự phất triển của ngành công nghiệp hoá chất, Việt Nam có thể nhập khẩu các nguyên liệu ở dạng bán thành phẩm một số thuốc nhuộm đơn giản (vd: thuốc nhuộm pigment) để phối trộn thành thuốc nhuộm phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Giai đoạn sau năm 2015, việc sản xuất thuốc nhuộm sẽ phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ.Tuy nhiên, gia công thuốc nhuộm từ các bán thành phẩm vẫn được coi là hướng ưu tiên.

- Chất trợ và hoá chất cơ bản: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất, đồng thời mở rộng sản xuất một số sản phẩm mới.

• Đối với các sản phẩm phụ liệu may: Mục tiêu về sản lượng sản xuất một số loại phụ liệu ngành may đến năm 2020 được xác định như sau:

BẢNG 10: Mục tiêu nội địa hoá các sản phẩm phụ liệu may

Loại phụ liệu Đơn vị

Năm 2020 Nhu cầu

Mục tiêu đáp

ứng nhu cầu Lượng cần sản xuất (%) 1. Chỉ may Tấn 10.0 80.0 8.0 2. Bông tấm Tr.m2 100.0 80.0 80.0 3. Mếx dựng 160.0 104.0 - Mếx dệt Tr.m 80.0 80.0 64.0 - Mếx xốp Tr.m 80.0 50.0 40.0 4. Cúc nhựa Tr.chiếc 9.6 50.0 4.8 5. Khoá kéo Tr.m 1.7 60.0 1.0 6. Nhãn dệt Tr.chiếc 2.5 60.0 1.5 7. Băng các loại 1.4 552.0 - Băng chun Tr.m 1.2 40.0 472.0 - Băng gai Tr.m 80.0 40.0 32.0 - Băng dệt Tr.m 120.0 40.0 48.0 8. Cúc dập Tr.chiếc 800.0 40.0 320.0

(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2015, tầm nhìn 2020)

Trên đây là những mục tiêu để của công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới có thể phát triển hơn nữa,đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 47)