Xây dựng chiến lược phát triển cho ngànhcông nghiệp phụ trợ dệtmay từ năm 2013-2018:

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 58)

2013-2018:

Dựa vào việc phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Mc. Porter và ma trận SWOT đã cho chúng ta thấy được những đặc tính cũng như cho chúng ta thấy được những cơ hội và thách thức với ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.Vì vậy, chiến lược phát triển cho ngành dệt may trong năm 2013-2018 như sau:

Một là, Thực hiện chiến lược tăng cường khuyến khích mọi thành phần kinh tế

tham gia đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành dệt may, đặc biệt là chiến lược thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước để xây dựng các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ có giá trị cao với công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển chiến lược liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI và cần tập trung khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục đầu tư sản xuất, cải tiến công nghệ.

Hai là, Tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ

chủ yếu cho ngành dệt may như nhuộm vải, sản xuất tơ …để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sản phẩm phụ trợ trong nước nhằm nâng cao khả năng tự đáp ứng về nguyên liệu, phụ liệu và tỷ lệ nội địa hóa của ngành.Từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.Xây dựng thêm các vùng nguyên liệu sản xuất với chất lượng cáo

Ba là, từng bước thực thi chiến lược đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề

lao động, cải tiến máy móc thiết bị để chuyển dần từ việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ đơn giản có giá trị kinh tế thấp sang sản xuất các sản phẩm phụ trợ có giá trị kinh tế lớn, sản phẩm chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp các sản phẩm tốt cho

ngành dệt may trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu từ đó từng bước tạo được uy tín về sản phẩm phụ trợ trên thị trường quốc tế và tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Bốn là, tập trung khai thác tối đa thị trường trong nước nhằm đáp ứng được toàn bộ

nhu cầu của các đối tác trong nước từ đó làm cơ sở để từng bước tiến tới việc xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ ra thị trường thế giới trong tương lai.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 58)