Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 61)

Vì trong khoảng thời gian tới có thể nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp phụ trợ còn hạn chế và số lượng công nhân có thể tiếp thu được công nghệ mới và sử dụng có hiệu quả chúng chưa nhiều nên:

Thứ nhất, chúng ta tiếp tục sử dụng các máy móc thiết bị vẫn còn khả năng sản

xuất. Đồng thời đẩy nhanh đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường.

 Cần xây dựng cơ chế tài chính hợp lý hơn và đãi ngộ thoả đáng đối với những người có năng lực công nghệ hoạt động công nghệ thực sự. Có cơ chế xây dựng, xét duyệt và đánh giá khách quan giá trị của các đề tài nghiên cứu khoa học, các công nghệ được chuyển giao.

 Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

 Có những ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết phát triển một số doanh nghiệp nội địa phát triển công nghiệp phụ trợ. Khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam.

 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển và đổi mới công nghệ….

Trong quá trình đổi mới và chuyển giao công nghệ mới cần chú ý:

 Cần chủ động lập kế hoạch đổi mới công nghệ theo yêu cầu của sản xuất

 Nhập khẩu công nghệ về cần phải chú ý tới tính đồng bộ (giữa các công nghệ nhập, giữa công nghệ nhập với công nghệ đang sử dụng) để phát huy tối đa hiệu quả sản xuất.

 Nhập những thiết bị công nghệ mới với khoảng cách không quá xa về trình độ so với công nghệ hiện tại của ngành.

 Tạo đủ điều kiện, tiền đề cần thiết trước khi nhập thiết bị công nghệ (điều kiện về cơ sơ hạ tầng, vốn, lao động…) để đảm bảo công nghệ mua về có thể sử dụng được ngay.

 Hiện nay, một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w