Giải pháp về môi trường đầu tư và khuyến khích sảnxuất kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 59)

Về mặt chiến lược lâu dài, cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích ,thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ Dệt may,:

Thứ nhất, cần tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh rõ ràng, thống nhất và ổn

định, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt các thành phần kinh tế:

 Thống nhất và công bố các sản phẩm chủ lực được ưu tiên trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Dệt may. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục các sản phẩm phụ trợ dự kiến phát triển để thu hút sự tham gia, phát huy tính chủ động của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

 Áp dụng các chính sách ưu đãi ban đầu đối với các doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, và các doanh nghiệp địa phương, như: ưu đãi về thuế doanh thu, các ưu đãi về tài chính tín dụng (hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp), ưu đãi về thuê mua mặt bằng… Đối với các doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài - một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Dệt may, ngoài những ưu đãi trên, Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách hữu hiệu về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ…

 Đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cần giảm thiểu đến mức tối đa cơ chế “xin – cho” các đặc ân trong việc bố trí các công trình đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, vốn vay ưu đãi.

Thứ hai, cần tập trung vốn đầu tư cho các dự án mang tính đột phá cho từng doanh

nghiệp trọng yếu đã được xác định như các trung tâm nguyên phụ liệu Dệt may (dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2020, sẽ hình thành hai trung tâm nguyên phụ liệu Dệt may ở phía Bắc và ở phía Nam).

môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, bình đẳng, đồng thời tạo cơ chế phát triển bằng cạnh tranh về chất lượng và giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật dệt may CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w