b. TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 394)
3.2.1. Nghiên cứu thủ tục, hồ sơ cho vay nhằm hoàn thiện quy trình kế toán
3.2.1. Nghiên cứu thủ tục, hồ sơ cho vay nhằm hoàn thiện quy trình kế toán cho vay cho vay
Giải ngân là bước tiếp theo của việc thẩm định dự án cho vay. Do vậy cần thiết lập một quy trình thủ tục kế toán cho vay một cách khoa học, hợp lý nhằm đơn giản các thủ tục hồ sơ mà vẫn đảm bảo an toàn tài sản cho Ngân hàng cũng như khách hàng. Nghiên cứu cải tiến hồ sơ cho vay sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng vì trình độ khách hàng chưa đồng đều. Thủ tục thế chấp tài sản cần ngắn gọn mà vẫn đảm bảo đúng chế độ, an toàn tài sản cho khách hàng đảm bảo dễ thu hồi, không dẫn đến mất vốn. Cần nghiên cứu phụ lục hợp đồng các cột mục rõ ràng, dễ nhìn, dễ theo dõi. Đối với các hợp đồng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc thay đổi lãi suất cần đóng dấu lưu chu rõ ràng tránh nhầm lẫn trong quá trình hạch toán thu nợ. Để tạo thuận lợi cho việc ghi chép kiểm tra hồ sơ cho vay, lưu trữ hồ sơ cho vay, đảm bảo dễ tìm dễ thấy, dễ hiểu kế toán đính bảng theo dõi khoản vay và các hồ sơ như HDTD, khế ước vay, hợp đồng thế chấp thành 1 tệp cần sắp xếp theo trật tự hợp lí, khoa học. Kế toán lập bảng theo dõi khoản vay cần đảm bảo rõ ràng giữa mục theo dõi trả nợ và theo dõi trả lãi. Đối với hợp đồng trả gốc phân kì cần lập bảng phân bổ trả nợ đính kèm để kế toán tiện cho quá trình theo dõi trả nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc khi đến hạn. Các chứng từ thu nợ như phiếu thu, phiếu chi, phiếu hạch toán, phiếu nhập xuất ngoại bảng… cần được lập một cách tuần tự, chính xác được đóng cùng một tệp với bảng theo dõi khoản vay. Nên cần đánh số thứ tự để tránh mất, thất lạc đảm bảo cho kiểm soát viên phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.2. Thực hiện đôn đốc thu nợ và thu lãi phù hợp với thực trạng từng khoản vay
Trên cơ sở kết quả kiểm tra quản lý tín dụng, ngân hàng cần tiến hành phân loại chất lượng từng khoản vay để từ đó có biện pháp thu nợ và thu lãi cho phù hợp cụ thể :
- Đối với các khoản vay của các khách hàng quen, có uy tín kinh doanh có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay đúng hạn thì chỉ chú ý đôn đốc việc trả nợ khi thời điểm đáo hạn sắp đến.
- Đối với các khoản vay có dấu hiệu bị đe dọa không được hoàn trả đúng hạn do những khó khăn phát sinh từ điều kiện khách quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cần điều chỉnh tình huống kịp thời để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, tránh nợ quá hạn phát sinh.
Sau đây là một số biện pháp xử lý:
- Cán bộ ngân hàng có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề bán sản phẩm thu nợ, tiếp tục sản xuất kinh doanh… hoặc mời chuyên gia về tư vấn cho doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi và bảo toàn vốn đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.
- Giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp bằng cách đề ra các biện pháp thu hồi các hóa đơn chậm trả giúp doanh nghiệp, giúp họ thanh toán hàng tồn kho hoặc giảm bớt dự trữ quá mức hoặc sử dụng để vay tín chấp, vay cầm cố.
- Sắp xếp, cơ cấu lại khoản nợ cho người vay bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian nếu có thể được.
- Gia tăng khối lượng của khoản vay đối với các điều kiện do Ngân hàng ấn định thêm nếu như thấy được khả năng người vay sẽ phục hồi được sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác “ lấy nợ nuôi nợ” với điều kiện phương án
kinh doanh hay thương vụ đó doanh nghiệp phải được thẩm định chắc chắn, có khả thi và doanh nghiệp phải hoàn thiện chí trong việc trả nợ Ngân hàng.
- Đối với các khách hàng có sự vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay rất khó khăn, Ngân hàng tuyên bố nợ đến hạn và tìm mọi cách thu nợ ngay cả trong trường hợp khoản vay chưa đến thời điểm đáo hạn theo quy định.
3.2.3. Biện pháp xử lý nợ, nợ quá hạn tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Ngô Quyền – Hà Nội.
Tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Ngô Quyền tuy đã có những biện pháp tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn có giảm dần các năm nhưng so với quy định chung thì nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. Đây là vấn đề còn tồn tại đòi hỏi Ngân hàng nhanh chóng đưa ra biện pháp hữu hiệu để xử lý vấn đề này làm lành mạnh hóa các hoạt động Ngân hàng cụ thể là:
- Những khoản nợ quá hạn khó gọi cần có chính sách khuyến khích các đơn vị trả gốc trước, trả lãi sau, những đơn vị nào tích cực trả gốc được xem xét giảm một phần lãi.
- Lãi suất nợ quá hạn hiện nay tại ngân hàng quy định là bằng 150% mức lãi suất trong hạn. Mức lãi suất này nhằm đôn đốc khách hàng nhanh chóng hoàn trả nợ gốc và lãi cho khách hàng. Song có nhiều trường hợp, các khách hàng chân chính, có uy tín trong tín dụng với ngân hàng nhưng vì lý do khách quan, họ không thể hoàn trả nợ đúng hạn. Việc áp dụng mức lãi phạt này có thể gây kho khăn với các khách hàng này. Vì vậy, Ngân hàng cần có biện pháp linh hoạt hơn, chẳng hạn như không nhất thiết phải áp dụng một mức lãi suất cứng đều là tính phạt lãi suất quá hạn 150% mà nghiên cứu
hướng chia ra nhiều mức lãi quá hạn phú hợp với thời gian và thái độ thiện chí với khách hàng trong việc trả nợ thay vì chỉ có mức cố định hiện nay.
3.2.4. Phạt chậm trả đối với các khoản lãi chưa thu được.
Như đã phân tích ở chương II, tình trạng lãi chưa thu xảy ra khá phổ biến tại các NHTM hiện nay, gây ảnh hưởng nhất định đến thu nhập của Ngân hàng.
Hiện nay, ngân hàng VPBank chi nhành Ngô Quyền đã áp dụng mức lãi suất chậm trả là 0,1% tính trên số lãi chậm trả của khách hàng nhưng không được tính quá 50 ngày. Biện pháp này khá hợp lí góp phần đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đồng thời mang lại một khoản thu nhập nhỏ cho ngân hàng. Song việc tính toán hạch toán theo cách thức này khá phức tạp, dễ nhầm lẫn nếu các khoản lãi chậm trả trong nhiều ngày. Việc giới hạn áp dụng mức lãi này là 50 ngày theo em là chưa hợp lí. Vì các khoản vay thường áp dụng lãi trả định kì theo tháng nên việc tính toán có thể trở nên chồng chéo nếu khách hàng chậm trả trong nhiều kì. Vì vậy, ngân hàng cần tính toán xem xét đưa ra phương thức đơn giản, dễ hiểu và hợp lí hơn. Chẳng hạn như, có thể qui định giới hạn thời gian tính lãi chậm trả là 1 tháng (số ngày theo tháng). Như vậy đảm bảo kế toán có thể hạch toán đơn giản hơn, việc giải thích với khách hàng thuận lợi hơn.
Mở rộng ứng dụng tin học trong kế toán cho vay. Hiện nay, kỹ thuât khoa học công nghệ phát triển vượt bậc nhất là trong lĩnh vực tin học. Tin học ngày nay đã trở thành một công cụ không thể thiếu được trong các hoạt động của Ngân Hàng, nhất là ứng dụng vào kế toán cho vay. Tại ngân hàng VPbank chi nhánh Ngô Quyền hồ sơ cho vay khách hàng đều được đưa vào máy, từ khâu hồ sơ khách hàng, hồ sơ khế ước, giải ngân, thu nợ, thu lãi, nhập ngoại bảng… đều được giao dịch trực tiếp trên mạng máy tính.
Nhưng do chương trình và trình độ kế toán cho vay còn hạn chế, nên việc tính lãi cho vay còn phải kiểm tra lại bằng máy tính tay, nhất là 1 hồ sơ vay có từ 2 mốc lãi suất máy tính không thể chấp nhận và khi tính số lãi phải thu không chính xác. Vì vậy, ngân hàng cần tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Cần nghiên cứu chương trình sao kê cho phù hợp, đối với loại vay trung, dài hạn có nhiều kỳ hạn trong hồ sơ vay vốn thì sao lên được số dư từng kì hạn của hồ sơ đó, có như vậy thuận lợi cho việc theo dõi nợ đến hạn và tiện cho việc đối chiếu nợ vay. Chỉnh sửa cho hoàn chỉnh chương trình sao kê lãi đến hạn giúp cho việc lập kế hoạch thu lãi của đơn vị được thuận lợi và có kế hoạch thông báo cho khách hàng trả lãi kịp thời. Tức là phải nghiên cứu bổ xung chương trình sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó tiết kiệm được thòi gian và khai thác hết tiềm năng công suất của máy, giảm tới mức tối thiệu những chi tiết vận hành máy cho kế toán cho vay nói riêng và người sử dụng máy nói chung và cần có chế độ cụ thể về chứng từ, cũng như hồ sơ điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ lưu trên giấy, có như vậy mới giảm bớt được chi phí không cần thiết. Ngân Hàng cần phải có đội ngũ nghiên cứu không ngừng cải tiến chương trình giao dịch trên máy sao cho ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn. Cải tiến nghiệp vụ hạch toán kế toán nói chung và kế toán cho vay trung- dài hạn nói riêng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm giảm chi phí không cần thiết, thao tác nhanh nhẹn và đem lại hiệu quả cao nhất.
3.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kế toán cho vay.
Quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác tín dụng, thanh toán quốc tế, cán bộ kiểm tra. Tạo điều kiện cử đi học các lớp cao học, đại học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo tổ chức, đào tạo trình độ ngoại ngữ, vi
tính cho cán bộ. Đồng thời cần có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với những cán bộ có năng lực và có thành tích cao trong công tác như cân nhắc nâng lương, thưởng, cất nhắc vào vị trí quan trọng hơn nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc nhiệt tình chu đáo hơn để hướng tới mục tiêu chung là đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Bên cạnh đó cần có các chính sách phù hợp để thu hút những cán bộ tài giỏi, các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ bên ngoài vào đầu quân cho ngân hàng để xây dựng ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.
3.2.6. Nâng cao mối quan hệ giữa cán bộ tin dụng và cán bộ kế toán cho vay
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cán bộ tín dụng ngân hàng với các bộ kế toán cho vay trong quá trình cho vay. Bộ phận kế toán cần thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình dư nợ cho vay, tình hình nợ phải thu để cho bộ phận tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ, đặc biệt là đối với những khoản nợ quá hạn và lãi treo. Đây là những khoản mà ngân hàng có nguy cơ bị rủi ro mất vốn cho nên việc thu nhanh những khoản nợ này là rất cần thiết để duy trì được nguồn vốn của ngân hàng đồng thời nâng cao được chất lượng tín dụng.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay TDH tại Ngân hàng VPBank Ngô Quyền – Hà Nội.
3.3.1. Kiến nghị chung.
3.3.1.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm soát để đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả và môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ cũng như giám sát từ xa đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh một cách không lành mạnh, giành giật khách
hàng của các tổ chức tín dụng với nhau. Mặt khác, ngăn chặn cán bộ thực hiện sai các văn bản chế độ cũng như quy định nghiệp vụ cho vay góp phần nâng cao hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng.
Đặc biệt với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần:
Thứ nhất: Cần nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro, thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ thông tin thu thập được.
Thứ hai: Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ và pháp luật để nâng cao trình độ của cán bộ.
Thứ ba: Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo để nâng cao vị thế của Ngân hàng.
Thứ tư: Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp với thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên.
3.3.1.2. Kiến nghị với chính phủ, cán bộ, ngành liên quan.
Kiến nghị về tính độc lập của NHNN Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ:
Thực tế, NHTW các nước trên thế giới hiện nay để có sự độc lập nhất định, trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: Điều hành CSTT, giám sát các TCTD và Quản trị điều hành nội bộ. Tuy nhiên mức độ độc lập là không giống nhau. Độc lập về điều hành CSTT, theo tổng kết của IMF sự độc lập của NHTW các nước có thể chia làm 4 mức độ. Trong đó, NHNN Việt Nam hiện nay đang ở mức độ độc lập thấp nhất là “ Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có, chính phủ sẽ quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫm chỉ tiêu hoạt động) cũng như là can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách”. Vì vậy, điều nay có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao năng lực hoạt động cảu NHNN với
vai trò là một NHTW trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế . Do đó, cần thiết phải có sự thay đổi các quy định trong luật NHNN hiện tại để có thể nâng cao hơn nữa vị thế độc lập của NHNN.
3.3.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Ngô Quyền- Hà Nội.
3.3.2.1. Ngân hàng nên áp dụng đa dạng các hình thức cho vay:
Ngân hàng cần xem xét và bổ xung thêm về phương thức cho vay. Ngoài phương thức cho vay từng lần như hiện nay đang áp dụng phổ biến tại ngân hàng, nên mở rộng thêm phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những khách hàng có giao dịch thường xuyên, có uy tín với Ngân Hàng. Phương thức này cho vay trên tài khoản vãng lai (Tài khoản này có thể dư nợ hoặc dư có). Điều này sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, khách hàng mỗi lần vay vốn sẽ không phải làm lại các thủ tục, giấu tờ như lần vay đầu tiên giống như trong cho vay từng lần và Ngân hàng cũng giảm nhị hơn công việc lưu giữ và quản lí các giấy tờ, hồ sơ vay vốn. Ngoài ra ngân hàng còn có thể cho vay theo các hình thức khác như cho vay trả góp, cho vay hợp vốn…Sự mở rộng các phương thức cho vay này sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
3.3.2.2. Quy định về vốn.
Từ 2008- 2010, lãi suất luôn có những thay đổi đã ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động, kinh doanh của ngân hàng. Văn bản quy định về lãi suất ngân hàng với các mức thời điểm trước khi lãi suất thay đổi, còn giữ nguyên thực