Chứng từ sử dụng

Một phần của tài liệu Một số vần đề cơ bản về kế toán cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng VPBank chi nhánh Ngô Quyền- Hà Nội (Trang 42)

b. TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 394)

2.2.1.1. Chứng từ sử dụng

a. Chứng từ gốc Gồm:

- Hợp đồng tín dụng. - Khế ước nhận nợ.

- Biên bản giao nhận tài sản thế chấp (tài sản của bên vay, hoặc bên bảo lãnh)

- Biên bản định giá tài sản tài chính. - Hợp đồng thế chấp (Ngân hàng)

- Hợp đồng thế chấp (Công chứng Nhà nước) - Các giấy tờ liên quan khác….

Đây là những chứng từ có giá trị pháp lý cao về khoản tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay, đồng thời cũng là căn cứ để kế toán hạch toán cho vay, thu nợ cho ngân hàng. Nội dung và hình thức của các chứng từ này đã

được quy định và được in sẵn theo mẫu, trong đó có đầy đủ tất cả các yêu tố cần thiết, kế toán có trách nhiệm giúp khách hàng lập và phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ đó mỗi khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Nếu các chứng từ này đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì khách hàng sẽ được nhận tiền vay. Khách hàng và ngân hàng đều phải tôn trọng tất cả các điều khoản đã ghi trong các giấy tờ này.

b. Chứng từ ghi sổ

o Chứng từ ghi sổ nội bảng

Chứng từ ghi sổ nội bảng là căn cứ để kế toán hạch toán nội bảng, theo dõi khoản vay. Chứng từ ghi sổ rất đa dạng và phù hợp với từng hình thức giải ngân cũng như thu nợ. Bao gồm:

- Nếu giải ngân (thu nợ) bằng tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu hạch toán …

- Nếu giải ngân (thu nợ) bằng chuyển khoản: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc thanh toán …

o Chứng từ ghi sổ ngoại bảng

Chứng từ ghi sổ ngoại bảng được lập thường để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh. Bao gồm: phiếu nhập ngoại bảng, phiếu xuất ngoại bảng.

Cụ thể, khi đến hạn mà khách hàng chưa đến trả lãi, kế toán lập phiếu nhập ngoại bảng lãi chưa thu được. Khi khách hàng đến trả thì lập phiếu xuất ngoại bảng, đồng thời lập phiếu thu (phiếu hạch toán) thay vào đó. Hoặc khi nhận hợp đồng thế chấp tài sản của bên vay, kế toán phải lập phiếu nhập ngoại bảng tái sản thế chấp, cầm cố để theo dõi, quản lý và có biện pháp xử lý khi bên vay không có khả năng trả nợ. Đồng thời, khi tất toán khoản vay, kế toán lập phiếu xuất ngoại bảng tài sản thế chấp, cầm cố trả lại cho khách hàng. Khi hồ sơ hiện vật được đưa vào kho bảo quản, cũng như xuất hồ sơ

hiện vật ra khỏi kho, trên phiếu xuất vật tư phải có đầy đủ chữ ký của người giao, nhận, kế toán, trưởng phòng kế toán, giám đốc thì mới có giá trị.

c. Hồ sơ vay vốn

Có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và chiu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và co hiệu quả, học có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản cho vay trung- dài hạn: tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự an tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn, và tối thiều là 20% nếu là dự án mở rộng, cải tạo nâng cấp, cải tiến kỹ thuật.

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, hướng dẫn của NHNN Việt Nam và quy chế của ngân hàng VPBank.

- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng yêu cầu khách hàng gửi các hồ sơ cần thiết và qui định về hồ sơ tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng.

Trong đó, hồ sơ đối với khách hàng là doanh nghiệp gồm có: + Quyết định hoặc giấy thành lập

+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, hoặc giấy phép đầu tư. + Giấy phép hành nghề của cơ quan chuyên môn

+ Điều lệ hoạt động

+ Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng + Quy chế hoạt động tài chính (nếu có)

+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh + Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất

Các văn bản giấy tờ pháp lý khác có liên quan:

o Hồ sơ vay vốn gồm: + Giấy đề nghị vay vốn + Hồ sơ tài chính khách hàng o Hồ sơ về khoản vay

o Hồ sơ đảm bảo tiền vay

o Các văn bản giấy tớ khác liên quan

Khi nhận được hồ sơ của khách hàng, CBTD tiến hành kiểm tra thực tế đối với khách hàng. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định hoặc vượt quá khả năng quản lý thì NH thông báo ngay bằng văn bản và hoàn trả hồ sơ cho khách hàng. Sau đó, khách hàng tiến hành nghiệp vụ thẩm định khoản vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số vần đề cơ bản về kế toán cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng VPBank chi nhánh Ngô Quyền- Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w