b. TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 394)
2.2.2.2 Tính và hạch toán lãi
Ngân Hàng VPBank áp dụng tính lãi theo phương pháp cộng dồn dự thu. Hàng ngày, kế toán tính và hạch toán số lãi phải thu trên cơ sở tổng dự nợ của khách hàng:
Nợ: TK tiền lãi cộng dồn dự thu. Có: TK thu nhập.
Trong đó, kết cấu TK lãi cộng dồn dự thu:
Bên nợ ghi: Hạch toán số lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tính cộng dồn. Bên có ghi:- Hạch toán số tiền lãi khách hàng trả cho NH.
- Hạch toán số tiền lãi không trả được cho NH đúng hạn. Số dư nợ: Phản ánh số tiền lãi dồn tích phải thu của NH.
Thời gian tính lãi tại Ngân hµng VPBank chi nhánh Ngô Quyền được quy đình rõ ràng trên hợp đồng tín dụng. Kế toán căn cứ vào đó để hạch toán thu lãi. Thông thường có các hình thức sau:
- Thu lãi định kỳ theo tháng (quý) vào một ngày cố định. Gốc thu một lần khi đáo hạn hợp đồng.
- Thu lãi cùng nợ với gốc định kỳ theo tháng (quý) vào một ngày cố định. - Thu lãi định kỳ theo tháng. Gốc thu theo quý hoặc 6 tháng một lần.
Đến ngày trả lãi, kế toán sẽ căn cứ và số dư nợ trên tài khoản tiền vay để tính và thu lãi:
o Tính lãi theo món:
Tiền lãi = (Gốc × lãi suất × số ngày tính lãi)/ 30 ngày Trong đó:
+ Lãi suất: Lãi suất theo lãi suất ghi trên HDTD
+ Số ngày tính lãi: Được tính từ ngày vay đến ngay trả nợ (Tính ngày vay thì không tính ngày trả nợ)
o Tính lãi theo tích số:
Tiền lãi = Tổng tích số tính lãi bình quân × lãi suất Trong đó:
+ Tổng tích số tính lãi bình quân tháng: Là tổng số dư các ngày thực tế của kỳ tính lãi bình quân
+ Lãi suất = Lãi suất ghi trên HDTD, hoặc theo giấy nhận nợ đã ký Phương pháp này áp dụng cho cả thu lãi ngắn, trung, dài hạn
Lãi cho vay tháng được quy định trong hợp đồng tín dụng, được phép thay đổi 3 hoặc 6 tháng 1 lần kể từ ngày nhận nợ của khế ước vay theo nguyên tắc áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng VPBank chi nhánh Ngô Quyền.
Ngân hàng thực hiện tính lãi dự thu cho từng khoản vay và hạch toán: Nợ TK: Lãi phải thu (3941)
Có TK: Thu lãi cho vay (7020)
Khi khách hàng đến trả lãi cho ngân hàng, có các trường hợp sau: - TH1: Khách hàng trả lãi trước hạn.
Căn cứ vào chứng từ thu lãi (phiếu thu, phiếu hạch toán) kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt hay tiền gửi của khách hàng, Có: TK 4880 (doanh thu chờ phân bổ) Định kỳ, kế toán phân bổ TK 4880 và hạch toán:
Nợ: TK 4880
Có: TK lãi cộng dồn dự thu
Nợ: TK tiền mặt hay tiền gửi của khách hàng Có: TK lãi cộng dồn dự thu
- TH3: Khách hàng trả lãi trễ hạn
Đến hết ngày trả lãi theo quy định mà khách hàng chuqa đến trả. Kết toán được phép tự động trích TK tiền gửi của khách hàng để trả lãi. Trường hợp số dư TK tiền gửi của khách hàng không đủ để trả, kế toán lập phiếu nhập ngoại bảng TK lãi chưa thu được để theo dõi. Đồng thời áp dụng tính mức lãi phạt chậm trả là 0.1%/ngày trên số lãi chưa thanh toán nhưng không được quá 50 ngày.
VD: Một khoản vay 6 tỷ VND, lãi suất 1,4%/ tháng. Giải ngân ngày 25/03/2009, Nhóm ngày trả lãi: ngày 25 hàng tháng.
Bảng theo dõi trả lãi:
Ngày trả lãi Kỳ trả lãi Số tiền trả Ghi chú
25/04/2009 25/03- 25/04 86,800,000
28/05/2009 25/04- 25/05 84,000,000 Thiếu 252,000 đ 30/07/2009 25/05- 25/06 89,243,000
Cách tính:
- Ngày 25/04: Số lãi phải thu là: 6000,000,000× 1.4% × 31/30= 86,800,000VND
- Ngày 28/ 05 khách hàng đến trả lãi:
+ Số lãi phải thu của kỳ hạn 25/04- 25/05 là: 6000,000,000 × 1.4% ×30/30 = 84,000,000 VND.
+ Lãi phạt chậm trả từ 25/05- 28/05 là: 84,000,000×3×0.1% = 252,000 VND
Vậy tổng lãi phải thu của khách hàng ngày 28/05 là: 84,000,000+ 252,000= 84,252,000 VND.
Khách hàng chỉ trả 84,000,000 VND, do đó thiếu 252,000 VND. Ngày 23/07/2009 khách hàng đến trả lãi:
+ Số lãi phải thu kì 25/05- 25/06 là: 6,000,000,000×1.4%×31/30= 86,800,000 VND.
+ Phạt chậm trả số lãi kì 25/05- 25/06 chưa thu được tứ 25/06- 23/07( 28 ngày) là:86,800,000×28×0.1%= 2,430,400 VND.
+ Phạt chậm trả số lãi cũ khách hàng còn thiếu từ 28/05- 23/07 (56 ngày- vượt quá 50 ngày, nên chỉ được tính phạt 50 ngày: 252,000×0.1%×50= 12,600 Đ
Vậy số lãi khách hàng phải trả vào ngày 30/07 là: 86,800,000+ 2,430,400+ 12,600= 89,243,000 VND.
Khi khách hàng đến trả lãi kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt hay tiền gửi khách hàng (Phần lãi cũ+ lãi chậm trả) Có: TK thu lãi cho vay.
Đồng thời lập phiếu xuất ngoại bảng TK lãi chưa thu được. * Chú ý:
Đối với phần dư nợ gốc của kì hạn chưa đến hạn trả nợ nhưng đã chuyển nợ quá hạn. áp dụng lãi suất trong hạn.
* Đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà bên vay không trả đúng hạn. Ap dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn và khi áp dụng lãi suất nợ quá hạn thì không được áp dụng lãi suất chậm trả 0.1% nữa .
* Sau khi hạch toán thu lãi của khách hàng, các chứng tù thu lãi được chuyển cho kiểm soát viên để kiểm tra các thông tin; mức lãi suất, thời gian, tính chuẩn xác, hợp pháp, hợp lệ, của chứng từ thu lãi được lập ra. Trên chứng từ thu lãi có đầy đủ chưc ký của trưởng phòng kế toán và giám đốc ngân hàng.