7. Cấu trúc luận văn
1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan
Thái Lan là một trong năm nước sáng lập hiệp hội các nước Đông nam Á đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt hơn hai thập kỷ qua. Trước năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp manh mún và phân tán được hình thành nên bởi các xí nghiệp thuộc sở hữu tư nhân và một vài công ty quy mô vừa thuộc sở hữu nhà nước. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ và tài chính diễn ra liên tiếp, Thái Lan bắt đầu chuyển hướng từ thay thế nhập khẩu sang hướng xuất khẩu, tích cực thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã giúp Thái Lan trở thành một trong những nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới trong những năm qua.
Để thúc đẩy NNL các DNVVN phát triển, Chính phủ Thái Lan đã coi trọng việc giải quyết bài toán đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, trong đó có các DNVVN, Chính phủ Thái Lan đặc biệt coi trọng việc thu hút nhân tài vào các khu vực kinh tế . Vì vậy, chính sách của Chính phủ Thái Lan tập trung vào việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NNL doanh nghiệp phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Thái Lan tiếp tục đẩy mạnh tư nhân hoá các DNNN. Chính phủ Thái Lan tạo điều kiện cho các DNVVN , hỗ trợ về khoa học công nghệ, đào tạo, tư vấn thông tin.
Chính phủ Thái Lan cũng tạo mối quan hệ hợp tác trong các DNVVN, thành lập các cơ quan quản lý đại diện và hỗ trợ DNVVN trong vấn đề đào
tạo và phát triển.
Nội dung chủ yếu của các chính sách phát triển NNL trong DNVVN của Thái Lan:
-Thành lập các cơ quan trợ giúp DNVVN.
Uỷ ban khuyến khích DNVVN là cơ quan độc lập trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các chính sách và biện pháp khuyến khích DNVVN và quản lý quỹ phát triển DNVVN.
Quỹ phát triển DNVVN được thành lập, được Chính phủ cấp vốn hàng năm, được trợ giúp bởi khu vực tư nhân, các Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
-Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống DNVVN.
Chính phủ Thái Lan xây dựng chiến lược để trợ giúp các DNVVN: Nâng cấp năng lực cạnh tranh và quản lý của các DNVVN; phát triển doanh nhân và giàu nghị lực con người của các DNVVN; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người lao động trong các DNVVN; tăng cường hệ thống trợ giúp NNL trong các DNVVN; tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi hơn; phát triển NNL các doanh nghiệp cực nhỏ và các DN cộng đồng.
-Xây dựng chương trình hành động phát triển NNL trong các DNVVN. Theo chương trình này, các biện pháp để phát triển các DNVVN đã được đề ra. Một số biện pháp quan trọng gồm trợ giúp tài chính việc đào tạo, mở trường, lớp nâng cao chất lượng NNL các DNVVN; đào tạo doanh nhân và người lao động; phát triển các liên kết giữa các DNVVN và các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực quản lý và sử dụng NNL hiệu quả; phát triển các hiệp hội DNVVN ở nông thôn tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho họ; sửa đổi các quy định luật pháp gây trở ngại cho việc phát triển NNL trong các DNVVN.