7. Cấu trúc luận văn
3.2.1.1. Xây dựng chính sách, chiến lược nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Doanh nghiệp cần có chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Việc có chính sách này sẽ thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác PTNNL, nó là căn cứ để bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực, các bộ phận liên quan và người lao động thực hiện hoạt động PTNNL trong doanh nghiệp. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần nêu rõ mục tiêu của chính sách, phạm vi áp dụng, các hoạt động về đào tạo và phát triển NNL sẽ được thực hiện, các yêu cầu qui định và tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan: người lao động, chủ doanh nghiệp/ phòng/ bộ phận quản lý nguồn nhân lực. Cán bộ tổ chức hoặc cán bộ chuyên trách về nguồn nhân lực cần dự thảo
chính sách này, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng ban, bộ phận khác trước khi được lãnh đạo công ty phê duyệt.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
- Để phát triển bền vững doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược/kế hoạch kinh doanh và đi đôi với nó là việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Kết luận trong phần phân tích thực trạng PTNNL trong DNNVV ngành may tỉnh Hưng Yên đã đưa ra là có đến 20% doanh nghiệp không có chiến lược PTNNL và nguyên nhân không có chiến lược là do chủ doanh nghiệp không nhận thức tầm quan trọng của chiến lược, không biết cách xây dựng và không có kinh phí để thực hiện. Vì vậy, cùng với sự thay đổi nhận thức của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược PTNNL phù hợp với chiến lược kinh doanh để có nhân lực thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Việc tham dự các khóa đào tạo về xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược PTNNL là cần thiết. Tuy nhiên khi xây dựng chiến lược/kế hoạch nên xây dựng từ dưới lên và có sự tham gia của người lao động, có như vậy thì mới có sự cam kết thực hiện chiến lược từ người lao động.
- Hoạch định nguồn nhân lực một cách có hệ thống, khoa học và chính xác là một giải pháp tiên quyết để thực hiện các giải pháp khác cho việc bảo đảm nguồn nhân lực của doanh nghiệp đủ về số lượng và phù hợp về cơ cấu. Thế nhưng hiện nay, công tác hoạch định nguồn nhân lực tại các DNNVV ngành may còn rời rạc, phân tán v à thụ động với tính chất ngắn hạn theo từng năm. Nội dung hoạch định chưa bám sát trên nền tảng chiến lược và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, các DNNVV ngành may cần hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực theo các nội dung sau đây:
và chất lượng;
• Phân tích sự phù hợp của nguồn nhân lực với chiến lược phát triển của các DNNVV ngành may;
• Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển doanh nghiệp;
• Cân đối nguồn nhân lực để xây dựng giải pháp giải quyết lao động thừa hoặc thiếu một cách hợp lý nhất;
• Dự báo cung về nguồn nhân lực;
• Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể và đảm bảo tính khả khi cao; • Kiểm tra đánh giá khoa học và kịp thời.
3.2.1.2.Nâng cao công tác tuyển dụng
Công tác tuyển dụng có thể xem là một trong những giải pháp trọng yếu nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có được một nguồn nhân lực đủ về mặt số lượng, phù hợp về mặt cơ cấu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc về trình độ, kinh nghiệm và các tố chất cần thiết để thực thi được mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao hơn, các DNVVN cần nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng theo các nội dung sau đây:
Một là, tổ chức tuyển dụng cần được thực hiện qua hội đồng tuyển dụng của doanh nghiệp và tuân thủ đầy đủ các bước:
- Chính thức quyết định tuyển người; - Quảng cáo tuyển dụng;
- Phân tích phẩm chất, năng lực theo hồ sơ;
- Nhận xét kiến thức, trí thông minh, cá tính qua phỏng vấn trực tiếp; - Kiểm tra kỹ các dữ liệu có được;
- Trắc nghiệm, thử thách người tuyển dụng;
- Khám sức khỏe và đánh giá mức độ phù hợp với công việc; - Thông báo kết quả tuyển.
Hai là, ưu tiên việc điều động lại nhân sự ngay trong doanh nghiệp một cách hợp lý trước khi tuyển dụng mới. Doanh nghiệp nên thiết lập quy trình tuyển dụng nội bộ tạo cơ hội cho các ứng viên nội bộ tham gia một cách bình đẳng và minh bạch.
Ba là, khi hoạch định và thực thi chính sách tuyển dụng cần xét đến các nguồn nhân lực sau đây:
(1) Những người tốt nghiệp các trường, lớp đào tạo. Ưu tiên đối với những ứng viên tốt nghiệp các trường có nhiều uy tín như Đại học kinh tế quốc dân, Ngoại Thương, Ngoại Ngữ, Đại Học Bách khoa Hà Nội khoa dệt may, đại học Công nghiệp Hà Nội, khoa may thời trang, Cao đẳng May Dâu keo và các trường trung cấp đào tạo nghề may công nghiệp…
(2) Những người có khả năng lao động phù hợp tự tìm đến liên hệ theo thông báo tuyển dụng;
(3) Những người giao dịch, tìm kiếm việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm.
(4) Những người được tổ chức đào tạo ngay tại doanh nghiệp và số người được doanh nghiệp cử đi đào tạo ở các trường quay về;
(5) Những người được CBCNV của doanh nghiệp giới thiệu;
(6) Người ở cơ quan, doanh nghiệp khác giao kết tham gia từng phần với doanh nghiệp.
Bốn là, chính sách tuyển dụng phải đảm bảo thu hút người tài cho doanh nghiệp, không chỉ cần xét đến yêu cầu của công việc đối với người thực hiện mà còn cần xét đến các yêu cầu của bản thân người lao động như là: Nội dung công việc phong phú, tính chất phù hợp; thu nhập công bằng, hấp dẫn; đảm bảo ý nghĩa xã hội của công việc; đảm bảo cơ hội, triển vọng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp; thuận lợi cho đi lại và về thời gian; môi trường lao động, vệ sinh, an toàn