7. Cấu trúc luận văn
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc trong những năm trở lại đây nổi lên như một hiện tượng, nền kinh tế của Trung Quốc trong những năm qua luôn phát triển và có sự tăng trưởng cao. Chìa khóa của sự thành công đó là do Trung Quốc đã chú trọng phát triển NNL đa dạng trong các DN và NNL có chất lượng cao đặc biệt là NNL về khoa học công nghệ; Trung Quốc đặt mục tiêu rất cao cho việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, coi việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức tương xứng, ngang tầm là cái đảm bảo cho thắng lợi của đường lối phát triển KT - XH của đất nước, cụ thể:
- Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt yếu của Chiến l ược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”.
Phát triển nguồn nhân lực l à vấn đề thiết yếu cho Chiến lược “Phát 3 0 triển không ngừng”.
- Phát triển nguồn nhân lực trên những điều kiện của đất nước Trung Quốc: Trung Quốc có nguồn lực con người lớn và giàu có, nhưng chính điều này lại làm cho sự thiếu hụt các nguồn lực khác trầm trọng hơn.
- Phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển của miền Tây Trung Quốc và tạo dựng xã hội phát triển. Phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để giải quyết vấn đề “tam nông” (nông dân thôn và nông nghiệp).
- Thay đổi quan niệm và hiện thực hóa khái niệm nguồn nhân lực là nguồn lực hàng đầu.
- Tiếp tục chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”, “Giáo dục kiến lập Trung Quốc” và xây dựng một xã hội học tập.
- Mở rộng đầu tư và làm nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lực”: Giáo dục là tiền đề để phát triển NNL.
- Cải thiện cơ cấu thông qua phát triển nguồn nhân lực, cải tiến những hệ thống hợp lý, hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn..
- Đãi ngộ tri thức trong nước đồng thời khuyến khích Hoa kiều về nước làm việc. Liên kết người Hoa trên toàn cầu: có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác một cách bình đẳng để cùng nhau phát triển. Thành lập tổ chức phát triển nguồn nhân lực, tăng cường sự ủng hộ và bảo đảm của chính phủ trong phát triển nguồn nhân lực .
- Trong công tác tuyển dụng: Việc tuyển dụng được thực hiện công khai, dân chủ; thực hiện chế độ tuyển dụng có yếu tố cạnh tranh để chọn người tài vào cơ quan, đơn vị.
- Luân chuyển cán bộ: Trung Quốc chủ trương tiến hành luân chuyển cán bộ trong toàn quốc; việc luân chuyển cán bộ nhằm tạo điều kiện để cán bộ tiếp thu những tri thức mới, có tầm hiểu biết toàn diện, tránh tình trạng ở lâu một vị trí sẽ dẫn đến chây ì, cục bộ, bè phái.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Trung Quốc chủ trương phải được tiến hành trên cơ sở có quy hoạch; trong đó nổi bật lên yêu cầu đào tạo phải kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn. Cơ quan có thẩm quyền đưa ra quy hoạch và chỉ đạo thống nhất công tác đào tạo cán bộ; thiết lập cơ chế đào tạo cán bộ cho từng cấp, từng ngành phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Chương trình giảng dậy phải luôn đổi mới cho phù hợp với đối tượng đào tạo, đồng thời
xây dựng cơ chế giám sát và các tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo.
- Công tác bồi dưỡng cán bộ được vận dụng linh hoạt, thiếu gì bồi dưỡng đấy, không bồi dưỡng đủ thì không đề bạt; đặc biệt chú trọng rèn luyện năng lực thực hành của cán bộ trong thực tiễn, coi việc rèn luyện trong thực tiễn là một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm chất cán bộ bao gồm: trình độ lý luận chính trị; năng lực hoạt động thực tiễn; đức tính tự trọng, tự lập và tự nghiêm.