Chế độ (chính sách) đào đạo và phát triển NNL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1.2. Chế độ (chính sách) đào đạo và phát triển NNL

(1).Chính sách đào tạo

Chính sách đào tạo và và phát triển NNL là một công cụ quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Trong ngành may cũng không phải là một ngoại lệ, chỉ khi DN có chính sách này rõ ràng thì thì công tác đào tạo và phát triển NNL mới được quan tâm xứng đáng.

Đối với các DNNVV ngành may ở tỉnh Hưng Yên thì chính sách đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong DN đã và đang được các ông chủ quan tâm, tuy nhiên số lượng được cử đi đào tạo là không nhiều và vẫn còn nhiều bất cập.

Theo số liệu khảo sát từ 60 phiếu khảo sát thì có đến 75% số người trả lời rằng DN của họ không có chính sách đào tạo và phát triển bằng văn bản.

Bảng 2.8. Doanh nghiệp có chính sách đào tạo

Câu trả lời Số người trả lời Tỉ lệ %

Có 15 25

Không 45 75

Tổng 60 100%

Nguồn: Kết quả khảo sát 6/2013.

Kết quả trên cho thấy phần lớn các DN chưa có chính sách hỗ trợ đào tạo bằng văn bản, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh cũng có những DN đã có những chính sách đào tạo cụ thể cho nhân viên như Công ty cổ phần may Tiên Lữ là ví dụ điển hình.

(2). Mức độ phù hợp chuyên ngành đào tạo

Mức độ phù hợp của chuyên ngành đào tạo của nhân viên với công việc trong doanh nghiệp thể hiện khả năng thực hiện công việc của nhân viên trong quá trình được giao việc. Một nhân viên làm việc trong doanh nghiệp nếu phù hợp với chuyên ngành được đào tạo cộng với sự sáng kiến và nổ lực của bản thân thì mức công việc được giao luôn hoàn thành và đạt hiệu quả như mong muốn của nhà quản trị. Ngược lại nếu như giao việc cho nhân viên mà không quan tâm hoặc ít quan tâm đến chuyên ngành được đào tạo, sở trường, sở đoản thì quá trình thực hiện công việc sẽ gặp nhiều khó khăn và không đạt kết quả như mong muốn.

Bảng 2.9: Mức độ phù hợp chuyên ngành đào tạo của nhân viên với CV Đơn vị: % Số trả lời Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Không phù hợp Ít phù hợp Hơi phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Tổng cộng 2 8 20 25 5 60 3,3 13,3 33,3 41,7 8,3 100 3,3 13,3 33,3 41,7 8,3 100 3,3 16,6 49,9 91,6 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 6 năm 2013

Kết quả điều tra cho thấy tất cả các loại hình doanh nghiệp về mức độ phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo của nhân viên với công việc của doanh nghiệp thì tỷ lệ mức độ phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (41,7%), hơi phù hợp chiếm tỷ lệ tương đối cao (33,3%), trong khi đó tỷ lệ mức độ không phù hợp, ít phù hợp chiếm (3,3- 13,3%). Với tỷ lệ này cho thấy chuyên ngành đào tạo của nhân viên với công việc thực hiện tương đối phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một lượng không nhỏ nhân viên chưa thực sự phù hợp với giữa chuyên ngành được đào tạo và công việc được giao.

Nguyên nhân chủ yếu của mức độ không phù hợp và ít phù hợp là do thiếu sự đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo hay việc đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu của các doanh nghiệp; kế đến là quá trình tuyển dụng thiếu tính chuyên nghiệp hay tuyển dụng qua sự giới thiệu, quen biết. Chính sự chưa phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo của nhân viên với công việc của doanh nghiệp dẫn đến việc sử dụng nguồn nhân sự tại các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao.

Nhn thc ca ch DN

Qua tìm hiểu ta thấy nhìn chung nhận thức của chủ doanh nghiệp về PTNNL còn có nhiều hạn chế. Do chưa thấy tầm quan trọng của hoạt động này, nên phần lớn doanh nghiệp không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, cũng do hạn chế về nhận thức, phần lớn chủ doanh nghiệp sử dụng người chuyên trách về PTNNL không qua đào tạo bài bản, họ không xây dựng chính sách PTNNL, không thực hiện phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Trong quản lý hoạt động đào tạo và phát triển thì do không thấy tầm quan trọng của PTNNL và không biết nội dung của hoạt động quản lý đào tạo và phát triển nên hoạt động này còn nhiều bất cập như đã nêu ở trên.

B Phn chuyên trách

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp đã được phân chia thành các phòng/ ban/ bộ phận chuyên môn cụ thể, trong đó một bộ phận mà rất nhiều doanh nghiệp đều có: đó là tài chính, kế toán, tài vụ. Nhưng bộ phận tổ chức nhân sự hay tổ chức - hành chính không phải công ty nào cũng có. Bộ phận tổ chức nhân sự của doanh nghiệp là bộ phận có trách nhiệm về quản trị nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên nhiều công ty dù có bộ phận này nhưng chức năng về phát triển nguồn nhân lực không được quan tâm thực hiện. Ở những công ty lớn, có thể có phòng tổ chức, nhân sự riêng, ở nhiều công ty nhỏ chức năng này được đặt trong phòng tổ chức hành chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)