7. Cấu trúc luận văn
3.2.2.4. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Một văn hóa tổ chức mạnh, thực sự đúng ý nghĩa là tạo được sự khác biệt về giá trị, chuẩn mực, những nghi thức, lễ hội riêng biệt mà chủ yếu là phải dựa vào những giá trị cốt lõi của tổ chức. Chính vì vậy, tôi đề xuất phương án xây dựng và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định rõ tầm nhìn, xứ mệnh và các giá trị cốt lõi và
các chuẩn mực phù hợp để mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ, quan tâm. Đó là: “Lương tâm, trách nhiệm và hiệu quả”. Để đạt được điều đó, các nét văn hóa sau đây cần được khuyến khích và phát triển:
- Trước hết là tuân thủ pháp luật, là bảo đảm có lãi, không những nuôi được người lao động mà còn phát triển người lao động ;
- Sự đoàn kết, chịu đựng, kiên trì, bền gan trong sản xuất - kinh doanh phải được coi là một đức tính quan trọng;
- Là trí tuệ, sức sáng tạo, niềm tin hướng đến một tương lai tốt đẹp; - Và “luôn sửa mình, phân đấu đến một sự hoàn thiện”.
- Dựa vào các giá trị cốt lõi, chuẩn mực nói trên, xây dựng nội quy, quy chế và những thủ tục để mọi nhân viên tuân thủ; thực hiện truyền đạt và chỉ dẫn các hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp, hướng dẫn nhân viên sử dụng chung một ngôn ngữ, thuật ngữ, nghi lễ, sự tôn kính và cách ứng xử trong quan hệ làm việc.
Giai đoạn 2: Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp
- Trước hết, doanh nghiệp bắt đầu bằng cách truyền đạt cho nhân viên hiểu biết về tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp.
- Các giá trị cốt lõi được mọi thành viên doanh nghiệp công nhận; - Niềm tin vào sự thành công, cũng như những mong đợi của doanh nghiệp.
- Áp dụng thời gian làm việc linh động cho từng bộ phận khác nhau, cho phép nhân viên thực hiện chế độ ngày làm việc rút ngắn hoặc cho phép nhân viên được bắt đầu thời gian làm việc khác nhau nhưng đảm bảo kết quả đạt theo yêu cầu của doanh nghiệp;
- Xây dựng phòng truyền thống với bảng vàng ghi lại những thành tích cá nhân, tập thể các thành quả của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhằm làm cho tất cả người lao động đều cảm thấy tự hào với đóng góp của mình.
- Để tạo được niềm tin của nhân viên, các cấp quản lý phải nhanh chóng kịp thời giải quyết các kiến nghị và ý kiến đóng góp của nhân viên, phát huy quy chế dân chủ cơ sở tại đơn vị. Các ý kiến cá nhân hay tập thể cần được lãnh đạo xem xét kỹ lưỡng và khi cần thiết nên nhờ đến sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn để sau đó có thể ra quyết định. Trong trường hợp các kiến nghị không được chấp thuận, các cấp quản lý phải có cách giải thích
khéo léo để không làm giảm lòng nhiệt tình của các thành viên trong tổ chức. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có quy trình hướng dẫn nhân viên phương pháp và cách thức phản hồi, đóng góp ý kiến một cách hợp lý và khoa học.