7. Cấu trúc luận văn
2.4.2.3. Trình độ lành nghề
(1) Về cơ chế quản lý công tác đào tạo
Các DNNVV ngành may nên tổ chức các khoá đào tạo phù hợp với kế hoạch đào tạo hàng năm của đơn vị đã được thống nhất. Đối với các hình thức đào tạo tại chỗ, các chủ doanh nghiệp nên thực hiện tốt để đáp ứng nhu cầu của đơn vị.
Trên thực tế các DNNVV ngành may ở Hưng Yên ít khi gửi cán bộ công nhân đi đào tạo các lớp công cộng và hiếm khi mời chuyên gia về đào tạo và tổ chức khóa học theo địa chỉ. Một số DN có gửi nhân viên cũ đi đào tạo các khóa ngắn hạn về ngoại ngữ, nghiệp cụ xuất nhập khẩu. Chỉ có các công ty có tiềm lực và qui mô tương đối lớn mới thực hiện công tác đào tạo này.
Đối với các DNNVV ngành may thì nên đào tạo theo hình thức kèm cặp trong công việc là phù hợp nhất.
(2) Đối tượng đào tạo
Tất cả các CBCNV được xét chọn đào tạo phải có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ,tay nghề phù hợp với nội dung và nhu cầu đào tạo. Đặc biệt đối với một số sinh viên xuất sắc nếu có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ lâu dài cho doanh nghiệp sẽ được tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí trong quá trình học tập bậc đại học thuộc các chuyên ngành cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Người lao động trong các DNNNV ngành may hầu hết ai cũng muốn được đi đào tạo qua một trường lớp hoặc những khóa học ngắn hạn để họ hiểu biết về lý thuyết căn bản cũng như nâng cao nhận thức về nghề nghiệp mình đang làm để rồi từ đó họ tự định hướng nghề nghiệp cho chính mình và có sự gắng kết lâu dài với doanh nghiệp.
(3) Kế hoạch đào tạo
Hàng năm căn cứ nhiệm vụ và nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lập kế hoạch đào tạo cho năm sau, kế hoạch bồi dưỡng đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, nâng bậc thợ, kế hoạch đào tạo tại chỗ và kế hoạch tham quan, học tập trong nước.
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo và phát triển, các DNNVV ngành may cần phân tích, lập thứ tự ưu tiên những nhu cầu đào tạo cần thiết, cấp bách để lập kế hoạch đào tạo. Việc lập kế hoạch dào tạo có quĩ đào tạo phù hợp và việc lập kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện đào tạo là yêu cầu quan trọng để kế hoạch có tính khả thi cao. Hoạt động này cũng được các công ty tự nhìn nhận là mình đã thực hiện tuy nhiên nó chỉ mang tính hình thức chứ chưa có nhiều DN thực hiện đúng điều này.
Bảng 2.23. DNNVV ngành may lập kế hoạch đào tạo
Đơn vị : %
STT Nội dung Số DN
thực hiện Tỉ lệ
1 Lập kế hoạch đào tạo có quĩ phù hợp 8 13,33 2 Lập kế hoạch tổng thể cho việc thực hiện
đào tạo tại DN 35 58,33
3 Thực tế thực hiện công tác đào tạo 8 13,33
4 Chưa có kế hoạch đào tạo 9 15
Biểu đồ 2.6 DN lập kế hoạch đào tạo 8 35 9 9 L p k ho ch ào t o có qu phù h p L p k ho ch t ng th cho vi c th c hi n Th c t th c hi n công tác ào t o Ch a có k ho ch ào t o
Nhìn chung các DNNVV ngành may ở Hưng Yên còn chưa chú trọng đến công tác lập kế hoạch đào tạo phát triển NNL, một số lượng doanh nghiệp có tổ chức lập kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch nhưng còn chưa bài bản, đào tạo mang tính thời vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tại những thời điểm có nhiều mã hàng, nhiều hợp đồng chứ chưa có kế hoạch đào tạo và phát triển người lao động mang tính lâu dài.
(4) Kinh phí đào tạo
Kinh phí đào tạo của các DNNVV ngành may ở tỉnh Hưng yên thường được trích từ các nguồn đào tạo của công ty và các kinh phí dự án hợp tác. Như đã nói ở trên hầu hết các DN ở đây chưa có kế hoạch đưa lao động đi đào tạo tại các lớp tập trung mà đào tạo theo hướng kèm cặp tại nơi làm việc là chủ yếu. Có nhiều nguyên nhân của việc các DN không tổ chức đào tạo, phổ biến nhất là công ty không có kinh phí đào tạo, người lao động không có thời gian học do công ty không thể bố trí thời gian học trong giờ làm việc và các công ty không có người chuyên trách về hoạt động phát triển NNL.
(5) Quyền lợi và trách nhiệm của người được cử đi đào tạo
độ ăn giữa ca, lương, thưởng, phụ cấp lương trong thời gian công tác tại đơn vị theo mức bình quân chung của đơn vị; được thanh toán công tác phí, tiền thuê chỗ ở theo quy định hiện hành của doanh nghiệp. Mặc khác người được cử đi đào tạo có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và phải đảm bảo việc sử dụng chuyên môn nghiệp vụ đó để phục vụ lâu dài tại doanh nghiệp theo cam kết bằng văn bản, nếu không sẽ phải đền bù kinh phí đào tạo.