Nguồn tuyển dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1.1. Nguồn tuyển dụng

Các DNNVV ngành may luôn khát lao động đặc biệt là những lao động có tay nghề vững đáp ứng ngay được công việc mà không cần phải đào tạo và học việc. Để đáp ứng các yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì các DN sản xuất hàng may mặc phải tìm kiếm nguồn tuyển dụng để tìm được những lao động phù hợp với công việc và nhu cầu của nhà tuyển dụng, hiện tại thì các công ty thường tuyển từ các nguồn: Ứng viên nội bộ, bạn bè, người quen giới thiệu, thông qua báo chí, truyền hình, internet và có khi phải đi đến các cơ sở đào tạo, những vùng chưa phát triển công nghiệp của tỉnh bạn để tuyển lao động.

Bảng 2.7. Nguồn tuyển dụng nhân sự

Đơn vị: %

Nguồn thông tin tuyển dụng Tần Số Tỉ lệ %

Nhân viên cũ của DN 07 7

Ứng viên do quảng cáo 05 5

Nhân viên cũ giới thiệu 05 5

Ưng viên từ các cơ sở đào tạo 35 35

Nội bộ doanh nghiệp 30 30

Nguồn khác 18 18

Tổng 100 100

7 5 5 35 30 18 Nhân doanh n cáo Nhân thi n ào N ng Ng

Biểu đồ 2.4. Nguồn tuyển dụng

Qua trên ta thấy nguồn ứng viên từ các cơ sở đào tạo chiếm tỉ lệ cao nhất là 35%, tiếp đó là nguồn nội bộ doanh nghiệp chiếm 30%, thấp nhất là hai nguồn ứng viên do quảng cáo và nhân viên cũ giới thiệu chiếm 5%.

Nguồn ứng viên có được từ các cơ sở đào tạo chiếm tỉ lệ cao đây là cơ sở thuận lợi để đào tào và phát triển những ứng viên này vì họ có kiến thức và được đào tạo lý thuyết và thực hành bài bản hơn. Trong tương lai đội ngũ lao động này sẽ là lực lượng nòng cốt để kế cận những lớp công nhân đi trước để hướng dẫn và kèm cặp những công nhân mới vào nghề. Những ứng viên chủ yếu từ nội bộ doanh nghiệp, bạn bè của nhân viên vì vậy nó bị chi phối bởi các mối quan hệ quen biết giữa người quản lí và người được tuyển dụng, do vậy người tuyển dụng chỉ đánh giá sơ sài về trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng làm việc của người được tuyển dụng, dẫn đến chất lượng lao động trong các doanh nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được công việc và chưa thu hút được nguồn nhân lực giỏi, do đó, nó làm cho nguồn nhân sự trong DNNVV chưa được sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên với hình thức tuyển dụng này thì các doanh nghiệp cũng tiết kiệm được một phần chi phí trong hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình.

Mặt khác vẫn có một số doanh nghiệp vẫn quan tâm nguồn tuyển dụng từ các trường, nguồn này hiện chiếm tỷ lệ trung bình 15%, điều này giúp doanh nghiệp tìm ứng viên một cách nhan h chóng, tiện ích và chi phí thấp nhưng vẫn có thể thu hút được những nhân viên giỏi.

Trên thực tế hiện nay các Công ty May tại Hưng Yên vẫn khan hiếm nguồn tuyển, việc tuyển dụng công nhân tại địa bàn tỉnh là hết sức khó khăn vì các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về lao động, người lao động có sự lựa chọn, họ thường chọn vào làm việc tại các DN lớn, có mức thu nhập cao. Chính vì thế mà các DNNVV ngành may Hưng Yên vẫn rơi vào tình trạng khan hiếm công nhân, có khi người tuyển dụng tại các công ty này còn phải vào tận Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình… để tìm kiếm nguồn lao động chưa có việc làm tại những nơi này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)