Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2.1.Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

Đặc trưng cơ bản trước tiên của một nguồn nhân lực chính là số lượng nguồn nhân lực. Đối với doanh nghiệp, nó thể hiện ở số lượng, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, trình độ và sự phân bố của nguồn nhân lực tại các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, vấn đề bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ số lượng nhân viên với cơ cấu phù hợp là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

(1) Số lượng NNL ngành may

Tính đến thời điểm tháng 12/2012 tổng số lao động ngành may trong các DNNVV tại Hưng Yên là 29.713 người, đây là lực lượng lao động tương đối lớn so với các ngành khác.

Bảng 2.15. Số lượng NNL đang hoạt động trong các DNNVV ngành may (thời điểm 31/12).

Đơn vị : Người

năm

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012

Công nghiệp nói

chung 56.956 69.183 75.022 77.881 80.964 Ngành may 21.916 25.218 27.046 27.052 29.713 Trong đó

Lao động nữ 18.464 21.001 22.615 22.353 23.825 Lao động nam 3.452 4.217 4.431 4.699 5.888

Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng6/2013

Qua bảng trên ta thấy được số lượng lao động trong các DNNVV ngành may ở tỉnh Hưng yên chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động hoạt động công nghiệp toàn tỉnh. Số lao động tham gia vào ngành may tăng theo từng năm cụ thể: năm 2008 số lao động ngành may tại các DNNVV là: 21.916 người thì sau năm năm số lao động tham gia vào ngành này đã tăng lên 29.713 người, ta thấy được tốc độ tăng lao động trong ngành này tăng rất nhanh. Ngành may là ngành có số lượng lao động nữ tham gia hoạt động chiếm tỉ lệ lớn, khoảng trên 80% số lao động hoạt động trong các DNNVV ngành may là lao động nữ. Đây là ngành đòi hỏi công việc cũng không nặng nhọc nhưng nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nên rất phù hợp với lao động nữ.

Từ bảng trên ta cũng thấy được số lao động nam trong các DNNVV ngành may là chiếm tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với lao động nữ. Theo từng năm số nam giới tham gia hoạt động vào ngành này cũng tăng dần cụ thể là năm 2008 số lao động nam là 3.452 người, năm 2009 là 4.217 người thì đến

năm 2012 số lao động nam đã là 5.888 người. Lao động nam trong các DN này chủ yếu là làm quản lý, thợ kỹ thuật hay một số công đoạn cần những người có sức khỏe thì lao động nam phù hợp hơn.

(2) Tuổi đời, số năm quản lý của lao động trong các DNNVV ngành may ở Hưng yên

Cơ cấu tuổi lao động trong các DNNVV ngành may ở tỉnh Hưng Yên cũng như trong ngành may của cả nước nói chung, họ đều là những người trẻ, tuổi đời cũng như tuổi nghề chưa nhiều nên họ có nhiều cơ hội để phát triển bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Qua số điều tra thực tế tại các doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cho thấy với sự đa dạng về nhóm tuổi của các loại hình doanh nghiệp thể hiện trên các mẫu điều tra, sau đây là kết quả điều tra của 60 mẫu ngẫu nhiên.

Bảng 2.16 Độ tuổi của người lao động theo loại hình pháp lý

Đơn vị : %

Loại hình DN

Tuổi DNTN CTYTNHH CTYCP

Dưới 20 20,5 14,3 11 20 đến 25 36 29 27 25 đến 30 22 24 26 30 đến 35 14,5 16,7 18 35 đến 40 5 11,6 13 Trên 40 2 4,4 5 Tổng 100 100 100

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 6/2013

Lao động trong độ tuổi từ 20 đến 25 trong các loại hình DN đều chiếm tỉ lệ cao, cụ thể DNTN chiếm tỉ lệ cao nhất với 36%, CTTNHH là 29% và CTYCP là 27%. Nhóm tuổi trên 40 chiếm tỉ trọng thấp nhất vì trong các

DNNVV ngành may độ tuổi này làm việc sẽ không đạt hiệu quả cao và không có đủ khả năng thep kịp dây truyền sản xuất, đa phần trong số họ đảm nhiệm công việc quản lý. Nhìn chung độ tuổi của lao động trong các DNNVV ngành may ở Hưng yên trong các loại hình doanh nghiệp không có sự khác biệt nhiều, chỉ có những DN lớn thì độ tuổi của lao động mới có sự phân biệt rõ nét và đó là những công ty tiền thân là công ty Nhà nước trước kia, lao động hoạt động lâu năm.

Việc đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu phù hợp phụ thuộc việc hoạch định, thu hút, tuyển chọn nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện thành công chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh do mình đề ra.

Hoạch định nguồn nhân lực là một tiến trình triển khai thực hiện các kế hoạch và các chương trình nhằm bảo đảm rằng tổ chức sẽ có đủ số lượng lao động và bố trí họ đúng công việc.

Hoạch định nguồn nhân lực chỉ trở thành hiện thực khi quá trình thu hút, tuyển chọn nguồn nhân lực được thực hiện một cách khoa học. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết công ty phải căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong công ty, nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm bao nhiêu người và các yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng cử viên. Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp công ty chọn được các ứng cử viên tốt nhất cho công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 68)