Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 36)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản

Nhật Bản từ một nước bại trận sau chiến tranh, nhưng do biết dựa vào yếu tố con người mà Nhật Bản đã trở thành một trong những nước siêu cường về kinh tế vào những năm 70 (thế kỷ XX). Con người được chính phủ Nhật Bản xác định là nguồn tài nguyên quý giá để bù đắp cho sự ít ỏi về tài nguyên thiên nhiên; Chính phủ Nhật Bản đã sớm nhận thấy được sự thuận lợi căn bản trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế đó là con người có trình độ giáo dục cao, nguồn lực nay được Chính phủ Nhật Bản gìn giữ và có chính sách đầu tư phát triển tạo thành thế lợi cho sự phát triển KT - XH của đất nước.

Trong giáo dục và đào tạo Nhật Bản có những thiết chế khắt khe để giáo dục và lựa chọn người tài; có chính sách đầu tư thích đáng vào phát triển giáo dục cả trong nước và ngoài nước. Đặc biệt, Chính phủ Nhật Bản chú trọng lựa chọn người giỏi, người có trình độ để đưa đi học tập, đào tạo ở các nước phát triển nhằm tăng nhanh tiềm lực trí tuệ của NNL, để sau đó họ quay về phục vụ Tổ quốc. Vì vậy, trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước họ đã thực hiện chiến lược “Công nghệ Hoa Kỳ, quản lý Nhật Bản” rất thành công.

Nhật Bản xây dựng một nền giáo dục có hiệu quả và có phương pháp đúng đắn; sinh viên được sàng lọc bằng các kỳ thi tuyển nghiêm túc, chặt chẽ, công bằng. Môi trường giáo dục chứa đựng sự cạnh tranh quyết liệt nên buộc học sinh phải “khổ luyện” trong học tập.

Công tác đào tạo, đào tạo lại được tiến hành chủ yếu trong từng tổ chức bằng chi phí của người học và của tổ chức đó, nên vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tổ chức vừa không tốn kém ngân sách của Chính phủ. Chính phủ và các tổ chức luôn biết sử dụng khéo léo những yếu tố truyền thống dân tộc và hiện đại; kết hợp văn hóa phương đông và phương tây; coi trọng tính cộng đồng, ý thức dân tộc, lòng trung thành tận tụy, đồng thời tính nhân văn được đề cao và trở thành nguyên tắc trong đào tạo và sử dụng NNL của đất nước này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)