7. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi
Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi vào đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi nói riêng đều có 4 hình thức cơ bản: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng
26
pháp luật và áp dụng pháp luật. Cả bốn hình thức trên đều nhằm đưa pháp luật nói chung và pháp luật về nuôi con nuôi nói riêng vào thực tiễn cuộc sống, giúp cho người dân được gần với pháp luật, tiếp cận với pháp luật và qua đó mới có thể sử dụng pháp luật để thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình [11]. Cụ thể:
- Tuân thủ pháp luật về nuôi con nuôi là việc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi phải tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật nuôi con nuôi ngăn cấm, cụ thể không được vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi. Ví dụ: Ông, bà không được nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em không được nhận nhau làm con nuôi; lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
- Thi hành pháp luật về nuôi con nuôi là một hình thức thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, trong đó đòi hỏi các chủ thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được quy định trong pháp luật về nuôi con nuôi thông qua những hành động tích cực của mình trong việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi.
Nội dung thi hành pháp luật về nuôi con nuôi có thể chia thành hai nhóm chủ thể là: cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi.
+ Đối với cơ quan nhà nước: có các trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, triển khai, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về nuôi con nuôi, đánh giá quá trình thi hành pháp luật về nuôi con nuôi để tiến tới việc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi …
+ Đối với cá nhân: các chủ thể là cá nhân trong quan hệ nuôi con nuôi phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi đối với con nuôi.
27
- Sử dụng pháp luật về nuôi con nuôi, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật về nuôi con nuôi cho phép. Hình thức thực hiện pháp luật này tương đối khác với hình thức chấp hành pháp luật bởi chủ thể pháp luật hoàn toàn có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép theo ý chí chủ quan của mình và không bị ép buộc phải thực hiện. Chính vì vậy, để đảm bảo có thể thực hiện tốt hình thức thực hiện pháp luật này đòi hỏi mỗi chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi phải biết được nội dung những quyền mà pháp luật về nuôi con nuôi quy định cho mình.
- Áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi là một hình thức thực hiện pháp
luật có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó nhà nước thông qua cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể. Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, được xem như là đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Cụ thể: Bộ Tư pháp với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi đã thường xuyên, kịp thời chỉ đạo các địa phương việc áp dụng các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. UBND các cấp đã chỉ đạo, ban hành các Quyết định/Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, các Quyết định thay đổi họ, tên cho con nuôi… Toà án các cấp ra Quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi. Các cơ quan có thẩm quyền cũng đã kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót trong việc áp dụng quy định của pháp luật trong đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật nuôi con nuôi nói riêng thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Phần lớn các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật nuôi con nuôi nói riêng chỉ có thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền.
28
Có thể nói, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật quan trọng là bởi vì:
- Thứ nhất: Áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, quan hệ nuôi con nuôi chỉ phát sinh khi được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, mà ở đây là UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp xã mới có thẩm quyền xem xét để cấp Giấy chứng nhận hoặc Quyết định công nhận... Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hoặc có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần… Chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép áp dụng pháp luật.
Trong quá trình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Ví dụ, sau khi nhận được hồ sơ nhận nuôi con nuôi, UBND phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để quyết định đồng ý hay không đồng ý cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi
Hoạt động áp dụng pháp luật này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Điều kiện, trình tự, thủ tục nuôi con nuôi được quy định khá chặt chẽ, khi áp dụng pháp luật cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, trình tự thủ tục này. Do vậy, để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của quá trình áp dụng pháp luật, hoạt động này không thể được tiến hành một cách tuỳ tiện mà phải theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.
29
nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể, song các chủ thể không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi chỉ phát sinh sau khi được đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi); Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Khoản 1 Điều 27 Luật Nuôi con nuôi). Như vậy, nếu không có sự can thiệp của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì quan hệ pháp luật nuôi con nuôi không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chính hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
- Thứ ba: Khi tuân thủ, thi hành, sử dụng pháp luật, chủ thể có thể
không cần đưa ra một quyết định pháp lý nào và cũng có thể không bị bắt buộc phải theo những trình tự, thủ tục nhất định. Nhưng khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.
Pháp luật cần thực hiện là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi. Cho đến nay, Nhà nước Việt Nam đã có khá đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh quan hệ về nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo các quy định về quyền nuôi con nuôi, quyền được nhận làm con nuôi, quyền thừa kế của con nuôi, mục đích nuôi con nuôi, điều kiện, trình tự, thủ tục về nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi, hệ quả của việc nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi… Các vấn đề trên được quy định tại
30
BLDS năm 2005, Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP, nay có Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.
Ngoài ra cũng có những quy định về xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực nuôi con nuôi và có các tội danh được quy định trong Bộ Luật Hình sự điều chỉnh về quan hệ giữa cha mẹ và con cũng được áp dụng trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà nhà nước, xã hội mong muốn. Vì thế, bằng cách quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nuôi con nuôi, nhà nước có thể tác động và điều chỉnh các hành vi đó theo chiều hướng mang lại lợi ích cho các chủ thể, cho xã hội và cho nhà nước. Do đó, căn cứ vào các hành vi xác định hay xử sự thực tế của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nuôi con nuôi để đối chiếu với các quy định cụ thể của các văn bản pháp luật nhằm xác định được là họ có thực hiện pháp luật hay không.
Thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật nuôi con nuôi nói riêng phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật, còn những hành vi trái pháp luật không thể được coi là thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi là tất cả các hoạt động có mục đích nhằm làm cho pháp luật nuôi con nuôi đi vào cuộc sống, làm cho các quy định pháp luật nuôi con nuôi được hiện thực hóa và trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật nuôi con nuôi.