Cần hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 132)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Cần hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi

Để đảm bảo quan hệ pháp luật về Nuôi con nuôi có tính khả thi cao trên thực tế, việc hoàn thiện pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới góc độ lập pháp chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần có quy định về độ tuổi tối đa đối với người nhận con nuôi: Việc nuôi con nuôi là hình thành quan hệ cha mẹ và con hợp pháp giữa hai bên, con nuôi phải được hưởng sự chăm sóc, giáo dục từ cha mẹ nuôi, do đó cũng cần phải quy định độ tuổi tối đa của cha mẹ nuôi. Một cặp cha mẹ nuôi trên 70 tuổi thì khó hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ mới sinh, việc chăm sóc giáo dục con nuôi sẽ bị ảnh hưởng và giảm dần theo năm tháng. Do đó, pháp luật cần quy định độ tuổi tối đa của người nhận nuôi con nuôi là không quá 60 tuổi.

- Điểm d Khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, thì không được nhận con nuôi. Như vậy có nghĩa là những người này sau khi được xóa án tích về một trong các tôi nêu trên thì sẽ được nhận nuôi con nuôi. Quy định như vậy là chưa hợp lý vì sau khi được xóa án tích, họ được nhận con nuôi thì liệu rằng họ có tiếp tục có các hành vi phạm tội nêu trên hay không. Nên cần phải quy định những người đã từng bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa

126

chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, thì không được nhận con nuôi, để đảm bảo con nuôi được sống trong môi trường tốt nhất.

- Về biện pháp tìm gia đình thay thế: Cần sớm thống kê, lập danh sách và quản lý danh sách các trẻ em cần tìm gia đình thay thế ở từng cấp cụ thể. Việc thông báo tìm gia đình cho trẻ em phải có quy trình, mục tiêu cụ thể. Sở Tư pháp cần tích cực tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, nhất là các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, phải tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để tìm mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước. Chỉ sau khi đã chứng minh rằng, không tìm được gia đình cho trẻ em ở trong nước, thì mới giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Muốn vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề nuôi con nuôi trong nước, từ đó hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Đối với việc công nhận nuôi con nuôi thực tế, cần phải gắn với thực tế nhiều hơn, nên bỏ bớt các quy trình, điều kiện không cần thiết cho phù hợp với thực tế để có thể thực hiện đăng ký nuôi con nuôi cho những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã phát sinh. Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi‟‟. Quy định này khó thực hiện bởi không thể xác minh được vào thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi hay không. Nếu thiếu một trong các điều kiện thì có được công nhận là nuôi con nuôi thực tế không. Vì vậy, Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nên sửa lại như sau: „Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật vào thời điểm hiện tại hoặc thời điểm

127

phát sinh quan hệ nuôi con nuôi‟ có như vậy thì các trường hợp nuôi con

nuôi thực tế đang tồn tại mới có thể đăng ký được.

- Cần phải bổ sung và làm rõ quy định về vấn đề „hủy việc nuôi con nuôi‟ đối với những trường hợp vi phạm pháp luật trong việc nuôi con nuôi để phân biệt rõ hơn với việc „chấm dứt nuôi con nuôi‟ cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể và đảm bảo đúng ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi.

- Đối với biểu mẫu nuôi con nuôi hiện nay chia thành 2 loại: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, được phân cấp cho địa phương tự in và phát hành theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định (Thông tư số 12/2011/TT-BTP); Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Bộ tư pháp in và phát hành. Việc quy định biểu mẫu này gây khó hiểu và nhầm lẫn trong sử dụng, nhất là khi được mang sử dụng tại nước ngoài. Do đó cần thống nhất một loại biểu mẫu nuôi con nuôi được sử dụng trên toàn quốc để tạo sự thống nhất trong quá trình sử dụng.

- Có quy định chế tài nghiêm đối với những trường hợp cố tình khai báo gian dối, làm sai lệch nguồn gốc của trẻ nhằm mục đích vụ lợi, không đúng mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thì tùy theo tính chất, mức độ, đối tượng vi phạm để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)