Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.5.1 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Cơ sở hình thành quan hệ cha, mẹ con giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi là thông qua việc nhận nuôi và xác lập theo ý chí của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi. Việc chấm dứt việc nuôi con nuôi nằm ngoài sự mong đợi của cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên nên pháp luật quy định cho phép chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Tuy nhiên do tính chất thiêng liêng của quan hệ cha, mẹ con nên việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi cũng chỉ được thực hiện trong các trường hợp nhất định được quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi như sau:

- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi

con nuôi. Trường hợp này đòi hỏi sự tự nguyện chấm dứt của cả hai bên cha

mẹ nuôi và con nuôi. Hành vi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi của cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên phải đảm bảo sự thống nhất từ hai bên chủ thể hay nói một cách khác là cần có sự thoả thuận của cha mẹ nuôi và con nuôi. Tuy nhiên nếu một bên cha nuôi hoặc mẹ nuôi muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi còn bên kia không đồng ý thì Tòa án có thể ra Quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi không? Vấn đề này chưa được rõ ràng, gây lúng túng cho Tòa án khi tiếp nhận yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi từ phía cha nuôi hoặc mẹ nuôi mà không có ý kiến của người còn lại.

Theo quy định trên thì, nếu chỉ một bên cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người con nuôi muốn tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì cơ quan có thẩm quyền cũng không thể giải quyết. Thực tế cho thấy trên báo chí đã đưa ra những trường hợp con nuôi đã trưởng thành, không còn tôn trọng cha mẹ nuôi nhưng vẫn sống bám vào cha mẹ nuôi và phá tán tài sản của cha mẹ nuôi, trong khi cha mẹ nuôi đã già, không thể tiếp tục nuôi dưỡng dạy dỗ,

78

giáo dục được nữa nên cha mẹ nuôi muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Thế nhưng Tòa án không thể thụ lý giải quyết bởi trường hợp này không có sự tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi từ phía người con nuôi, cho dù tình cảm giữa cha mẹ và con nuôi đã hết. Để bảo vệ quyền lợi của cha mẹ nuôi trong những trường hợp như trên, pháp luật cần có quy định để quan hệ nuôi con nuôi được chấm dứt khi một trong hai bên nhận thấy không thể đạt được mục đích của việc nuôi con nuôi.

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi

hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.

Trong thực tế chúng ta có thể gặp một số trường hợp người con nuôi có hành vi ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi như đối xử tệ bạc với cha mẹ nuôi về thể xác và tinh thần hay phá tán tài sản của cha mẹ nuôi. Nhưng cũng cần lưu ý là con nuôi phải là đã bị kết án về một trong các tội này và trong trường hợp người con nuôi có hành vi trên đối với cha mẹ nuôi thì mới được coi là căn cứ để chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Nếu hành vi vi phạm đối với người khác thì không được coi là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Do các hành vi này của con nuôi đã phá vỡ mục đích của việc nuôi con nuôi, dẫn đến tình cảm của cha mẹ nuôi và con nuôi không còn nữa. Do đó, chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là hoàn toàn phù hợp.

- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.

Đây là những hành vi có lỗi của cha mẹ nuôi, xâm phạm một cách nghiêm trọng đến lợi ích của người con nuôi và đã bị kết án về hành vi đó. Có thể nói đây là sự vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng của cha mẹ nuôi. Việc pháp luật quy định đây là một căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là nhằm đảm bảo quyền lợi cho người con nuôi, tách người con nuôi khỏi môi trường

79

có nguy cơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách, thể chất, cuộc sống của người con nuôi.

- Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi.

Luật Nuôi con nuôi quy định việc nuôi con nuôi cũng chấm dứt khi vi phạm các điều cấm được quy định tại Điều 13. Bởi khi quan hệ nuôi con nuôi được thiết lập trên cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật thì không được công nhận và phải chấm dứt, thậm chí phải chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật Nuôi con nuôi đã đưa ra các căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, Luật Nuôi con nuôi không phân định rõ “chấm dứt nuôi con nuôi” và “huỷ nuôi con nuôi”. Chúng ta cũng thấy rằng hai thuật ngữ pháp lý này khác nhau và hậu quả pháp lý của chúng cũng khác nhau.

Chấm dứt nuôi con nuôi khi việc nuôi con nuôi là hợp pháp (đảm bảo đúng mục đích, các bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện nuôi con nuôi, trình tự thủ tục luật định) nhưng trong quá trình nuôi con nuôi các bên có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Có đơn yêu cầu của những người có quyền yêu cầu thì toà án sẽ ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Hủy việc nuôi con nuôi trong trường hợp việc nuôi con nuôi là trái pháp luật (tức là tại thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi các bên hoặc một trong hai bên đã vi phạm các điều kiện luật định). Trong trường hợp này Tòa án buộc phải ra quyết định huỷ việc nuôi con nuôi trái pháp luật, coi như chưa bao giờ tồn tại quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Như vậy, có thể hiểu chấm dứt nuôi con nuôi không mang ý nghĩa là một chế tài, còn huỷ việc nuôi con nuôi trái pháp luật mang tính chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, các văn bản hướng dẫn cần phân biệt rõ hai thuật ngữ này để việc giải quyết các tranh chấp được chính xác, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể cũng như đảm bảo đúng ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi.

80

Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế cũng đã từng phát hiện một trường hợp có hành vi sửa chữa, làm lại giấy khai sinh cho trẻ để thực hiện việc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sở Tư pháp đã xử lý và kiến nghị xử lý các đối tượng có liên quan. Do việc nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không nhiều, việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi được các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc, các trường hợp cho nhận con nuôi diễn ra đơn giản, đảm bảo đúng nguyên tắc, mục đích cho nhận con nuôi, nên trong 11 năm qua (từ 2001 đến 2011) không có trường hợp nào yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)